Nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng số cho cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Hội thảo “Phổ cập Hiểu biết số: Tăng cường Kỹ năng số cho cộng đồng” nằm trong Tuần lễ Số Quốc tế.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT, Triệu Minh Long phát biểu tại hội thảo.
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT, Triệu Minh Long phát biểu tại hội thảo.

Ngày 13/10, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với một số đối tác nước ngoài gồm Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tổ chức Hội thảo "Phổ cập hiểu biết số: Tăng cường Kỹ năng số cho cộng đồng".

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế diễn ra từ ngày 11-14/10/2022 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT cho biết, các quốc gia trên thế giới đang tập trung xây dựng chiến lượng về phát triển quốc gia số, kinh tế số và xã hội số. Các chiến lược trên đều bắt nguồn từ công dân số.

"Điều này đồng nghĩa chúng ta cần phổ cập, nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng về công nghệ, dịch vụ, ứng dụng số cho người dân. Từ đó, họ có thể khai thác tối ưu những tiện ích số phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống", ông Long chia sẻ.

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS Hoàng Hữu Hạnh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nhấn mạnh đối với ngành giáo dục, chuyển đổi số không chỉ là việc chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ giáo dục và đào tạo trong môi trường số. Quan trọng là giáo dục để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có đầy đủ năng lực số, phục vụ cho Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia.

PGS.TS Hoàng Hữu Hạnh kiến nghị xây dựng khung năng lực số cho giáo dục và đào tạo, từ đó có thể đánh giá năng lực số của công dân.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Tại Hội thảo “Phổ cập hiểu biết số: Tăng cường Kỹ năng số cho cộng đồng”, các đại biểu đã chia sẻ quan điểm tổng thể và các khuyến nghị của quốc tế cũng như phân tích hiện trạng và nhu cầu tại Việt Nam để tìm kiếm giải pháp thúc đẩy Phổ cập hiểu biết số tại Việt Nam một cách hiệu quả và tích cực hơn.

Các đại biểu cũng thảo luận về các kỹ năng và năng lực cơ bản cụ thể mà một công dân cần được trang bị để sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Trong xã hội trước đây, năng lực “biết đọc – biết viết” là hiểu biết cơ bản mà con người cần có. Ngày nay, trong kỷ nguyên số, khi các hoạt động dần được chuyển đổi trực tuyến, dịch vụ số và các nguồn tin tức trên mạng ngày càng phong phú và chiếm ưu thế, việc tiếp cận các nguồn này trở nên quan trọng đối với sự phát triển của một công dân.

“Biết đọc, biết viết” không còn là kỹ năng tối thiểu mà con người cần được trang bị mà đòi hỏi con người cần được trang bị thêm một năng lực cơ bản nữa đó là “biết số” (digital literacy) để sẵn sàng tham gia vào quá trình này.

Công dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em cần không chỉ am hiểu công nghệ mà còn cần am hiểu thông tin để bước vào thời đại kỹ thuật số.

Đánh giá cao các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 của Việt Nam, bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam khuyến nghị phổ cập kỹ năng số trong cộng đồng như một phần của các kỹ năng học tập suốt đời. “Sự tập trung vào kiến thức kỹ thuật số này hỗ trợ sự phát triển của mỗi công dân, giúp họ có thể thích ứng với các nhu cầu thay đổi nhanh chóng của xã hội, bao gồm cả nhu cầu thị trường lao động”, bà Lesley Miller cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.