Nâng cao kỹ năng nói, giao tiếp tiếng Anh: Nỗi lo và yêu cầu bức thiết

GD&TĐ - Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh đối với sinh viên. Tuy nhiên, có một thực tế rằng đáng buồn là sau khi tốt nghiệp ở bất kỳ ngành học nào,hầu hết sinh viên không chuyên ngữ có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh còn rất kém. 

Nâng cao kỹ năng nói, giao tiếp tiếng Anh: Nỗi lo và yêu cầu bức thiết

Bởi vậy làm thế nào để nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên đang là vấn đề đặt ra cho các trường, cũng như hoạt động giảng dạy của giảng viên và thay đổi động cơ, thái độ học tập của sinh viên.

Thực trạng đáng buồn!

Trong thời gian qua, tại ĐH Đà Nẵng, hai trường ĐH có số lượng sinh viên học tiếng Anh đông nhất so với các cơ sở giáo dục đại học thành viên khác là ĐH Bách khoa và ĐH Kinh tế.

Theo thống kê của giảng viên Hồ Minh Thu - Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nằng), kết quả các cuộc khảo sát tiếng Anh đầu năm đối với sinh viên hai trường ĐH này từ 2 năm trở lại đây cho thấy một thực trạng là lượng kiến thức sinh viên tích luỹ được không tương xứng với thời lượng tiếng Anh mà sinh viên đã được học ở phổ thông hay ở các trung tâm ngoại ngữ.

Lỗ hổng kiến thức của sinh viên tương đối lớn (ngoại trừ khoảng 32% sinh viên có kiến thức tiếng Anh vững vàng). Các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên còn rất hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng nghe và nói.

Thậm chí nhiều sinh viên không hiểu được cả những khẩu lệnh thông thường của giảng viên và đại bộ phận sinh viên (gần 67%) không có thói quen hoặc không thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh.

Kết quả khảo sát đầu vào môn tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên năm học 2015 - 2016 ở Trường ĐH Tây Bắc của giảng viên Khổng Quỳnh Hương - Trường ĐH Tây Bắc cũng cho thấy, có đến 88% số sinh viên đã biết tiếng Anh trước khi vào đại học nhưng có đến một nửa trong số đó đã quên gần hết do trong quá trình học không nắm chắc kiến thức.Chỉ có khoảng 40% số sinh viên là có khả năng tiếp thu được tiếng Anh khi học ở bậc đại học.

Giảng viên Khổng Quỳnh Hương chia sẻ: Ở ĐH Tây Bắc, với khoảng 80% sinh viên là người dân tộc thiểu số, các em ờ vùng sâu, vùng xa nói tiếng Việt đôi khi còn chưa thành thục nên việc học môn tiếng Anh quả thực rất khó khăn. Cho nên, việc day học tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên thật sự không dễ dàng gì. Việc học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên lại càng khó hơn.

Từ thực tế giảng dạy của mình, giảng viên Khổng Quỳnh Hương nhìn nhận: Sự thành công trong học tập môn tiếng Anh của sinh viên không chuyên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất có lẽ là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học.

Mặc dù sự giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và thế giới ngày càng mở rộng trong những năm gần đây, cơ hội để sinh viên có thể được học với giảng viên nước ngoài, hoặc gặp gỡ, tiếp xúc thường xuyên với người nước ngoài trong quá trình học tập còn hạn chế.

Những yếu tố này có quan hệ mật thiết và logic với nhau. Chúng có tác động lớn đến quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng của sinh viên. Bởi khi sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, họ sẽ có thái độ học tập tích cực.

Còn giảng viên Nguyễn Thị Thanh Hà – Trường ĐH Thương mại bày tỏ: Việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày không hề dễ dàng với hầu hết sinh viên. Thực tế cho thấy, sinh viên không cảm thấy thoải mái và hăng say khi tham gia các giờ học nói.

Việc thiếu tự tin cũng như các hoạt động nói chưa đủ hấp dẫn khiến họ cảm thấy nhụt chí trong quá trình học. Thêm vào đó, có nhiều vấn đề khác như khả năng từ vựng hạn chế, thiếu tập trung và hứng thú trong quá trình học cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tham gia vào các tiết học nói của sinh viên.

Đổi mới giảng dạy, thay đổi nhận thức của người học

Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, giúp sinh viên học tốt kĩ năng nói, giao tiếp tiếng Anh, nhiều giảng viên giảng dạy tiếng Anh đều có chung nhìn nhận, điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào tạo đượccho sinh viên sự tự tin khi giao tiếp, gạt bỏ tâm lý sợ sai trong việc nói tiếng Anh.

Chính vì vậy, bên canh khuyến khích, hướng dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành kỹ năng nói, giao tiếp tiếng Anh, thì đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng trang bị kỹ năng nói, giao tiếp cho sinh viên. Tích cực, sáng tạo thiết kế các hoạt động đóng vai cho sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm giúp sinh viên được phát triển và hoàn thiện được kỹ năng nghe nói, đặc biệt là khả năng phản ứng và xử lí học thông tin kịp thời.

Theo giảng viên Nguyễn Thị Thanh Hà, để khắc phục thực trạng này, hoạt động đóng vai trò đã được sử dụng với mục đích giúp sinh viên ứng phó với những vấn đề mà sinh viên mắc phải trong việc học nói, cũng như khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nói tích cực hơn.

Một trong những phương pháp nâng cao kỹ năng nói cho sinh viên là tổ chức hoạt động dạy học theo hình thức đóng vai. Đây là một phương pháp dạy học thực sự hiệu quả, bởi lẽ nó giúp sinh viên có cơ học thực hành giao tiếp trong các bổi cảnh khác nhau.

Hơn nữa, phương pháp này còn giúp sinh viên sáng tạo và tự tin hơn khi sinh viên phải đặt mình vào nhiều tình huống khác nhau. Mặt khác, sinh viên cảm thấy việc thành thạo tiếng Anh trong việc giao tiếp quốc tế là không hề khó khăn.

Còn theo giảng viên Khổng Quỳnh Hương, khi tham gia giảng dạy, để thiết kế được những bài giảng thông qua hoạt động giúp quá trình học và thực hành ngôn ngữ diễn ra theo cách tự nhiên và tự tin nhất, đòi hỏi giảng viên cần có sự đầu tư và sáng tạo để xây dựng các hoạt động phù hợp với trình độ của sinh viên và mục tiêu bài giảng, đôi khi cả sở thích của từng nhóm người học nữa.

Ngoài ra, giảng viên còn cần kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo đáp ứng mục tiêu bài giảng cũng như theo được giáo án. Trong bất kì một lớp học tiếng Anh nào, bên cạnh những bài học có sẵn thì những hoạt động phụ luôn rất cần thiết. Không chỉ tạo ra bầu không khí vui vẻ trong lớp học, thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp với nhau và với giảng viên, mà còn giúp người học củng cố lại kiến thức đã học được.

“Muốn làm nâng cao kỹ năng nói, giao tiếng tiếng Anh thì người học phải tích cực tham gia vào các hoạt động giao tiêp như luyện hội thoại (conversational activity), hình thức luyện đôi (pair work) hoặc theo nhóm (group work), luyện cả lớp (class work),trong đó có luyện đồng thanh (chorus work). Tích cực xem truyền hình, video, nghe nhạc, đọc báo tiêng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào có cơ hội. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ có trong lớp học. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh. Tự chữa lỗi cho mình trước khi được bạn hoặc thầy giáo chữa. Cần áp dụng từ và cấu trúc ngữ pháp đã học trong nhiều tình huống khác nhau, cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài học, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp, không nên quá phụ thuộc vào từ điển.Điều quan trọng nhất trong tất cả là bản thân mỗi sinh viên phải tự xác định cho mình một động cơ học tập rõ ràng, thái độ học tập tích cực, chiến lược học phù hợp để đạt thành tích cao trong học tập”, giảng viên Khổng Quỳnh Hương chia sẻ thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.