Bên cạnh đó, tập trung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trong các sơ sở giáo dục mầm non. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp trong quản lý giáo dục mầm non. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non theo phân cấp quản lý.
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường công tác kiểm tra hỗ trợ chuyên môn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, đặc biệt đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải cách hành chính, giảm các hội họp không cần thiết. Chỉ đạo công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non, không phát sinh thêm hồ sơ, sổ sách, tránh hình thức gây áp lực cho CBQL và giáo dục mầm non.
Chỉ đạo các hội thi, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả.
Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và đánh giá giáo dục mầm non theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cần tránh hình thức và không chạy theo thành tích.
Các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ theo đúng quy định của Chương trình giáo dục mầm non. Không khảo sát trẻ mẫu giáo 5 tuổi để chuyển tiếp lên tiểu học.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục mầm non; tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.