Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi

GD&TĐ - Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bền vững vùng DTTS và miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành GD Hà Giang đề ra.

Việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bền vững vùng DTTS và miền núi luôn được chú trọng.
Việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bền vững vùng DTTS và miền núi luôn được chú trọng.

Quan tâm đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo

Triển khai Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những năm qua, Hà Giang luôn quan tâm, chỉ đạo, đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch và triển khai các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó tập trung duy trì sĩ số học sinh, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Qua đó, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực

Từ nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh đã thành lập thêm 8 trường PTDT nội trú THCS&THPT, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ngoài ra, phân hiệu Đại học Thái Nguyên, Quỹ Khuyến học - Khuyến tài được thành lập tại tỉnh

Tính đến 30/6, Hà Giang có 820 cơ sở giáo dục, 9.926 nhóm/lớp với trên 265.800 học sinh; trên 1.900 điểm trường; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 51,06%; trên 18.000 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên. Hà Giang vẫn còn thiếu trên 2.900 giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học đạt 64,1%; tỷ lệ huy động học sinh 6 - 14 tuổi đến trường đạt 99,23%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học hằng năm đạt từ 95 - 97%; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ngày càng tăng.

Ông Lục Quang Tấn, Giám đốc Phân hiệu Đại học Thái Nguyên cho biết: Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang được thành lập với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho con em đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu hệ đại học, cao đẳng chính quy, nhằm tăng cơ hội cho các thí sinh vùng cao bước vào giảng đường đại học.

Theo khảo sát đã có gần 4.500 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Hà Giang trên tổng số 1.150 chỉ tiêu tuyển sinh. Như vậy, sinh viên theo học tại phân hiệu không chỉ có môi trường học tập tốt, mà còn được nhận nhiều ưu đãi về miễn giảm, hỗ trợ học phí, chỗ ở, dành cho các đối tượng thuộc chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh Hà Giang còn tồn tại những khó khăn, bất cập, hạn chế với nhiều nguyên nhân như: Đời sống người dân còn khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cao; đông đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu rất nhiều giáo viên, nhân viên theo định mức.

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2023.

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2023.

Đảm bảo dạy thật học thật

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho rằng trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với Hà Giang, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch và triển khai các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó tập trung duy trì sĩ số học sinh, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhấn mạnh, trong thời gian tới, ngành giáo dục địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao, bảo đảm số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; nghiên cứu tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên; thí điểm bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục theo hình thức thi tuyển.

Các nhà trường không chạy theo thành tích, bảo đảm dạy thật, học thật và đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh, phát huy vai trò nêu gương, mẫu mực của đội ngũ nhà giáo; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô các trường PTDT nội trú, bán trú, đưa học sinh tiểu học từ điểm trường về học tại trường chính; tiếp tục tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức thi tuyển, khảo sát, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; chú trọng dạy học tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng chất lượng thi tốt nghiệp THPT.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm. Ngay sau khi Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2023 - 2030 được phê duyệt, các cấp, ngành xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dịch vụ Tư vấn ISO 9001 uy tín