Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV

GD&TĐ - Ngày 15/11, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo giáo dục đạo đức, lối sống, sáng tạo, kỹ năng thực hành cho HS-SV.

Cựu giáo chức bàn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV.
Cựu giáo chức bàn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV.

Tại hội thảo, Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Đặng Huỳnh Mai, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT cho biết: Mục tiêu của giáo dục, đào tạo theo tinh thần đổi mới là chú trọng đến việc phát triển năng lực cá nhân. Các hoạt động giáo dục phải tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng sáng tạo, kỹ năng thực hành.

Thời gian qua, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên đã được các cấp quản lý quan tâm, chú trọng phát triển trong các nhà trường. Đặc biệt, nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được các nhà trường lồng ghép, tích hợp vào nội dung giảng dạy các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.

"Mặc dù đã được quan tâm, nhưng nhiều hoạt động dạy và học cũng như hình thành nhân cách cho học sinh trong các nhà trường hiện nay chưa thật sự hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống như vẫn còn xảy ra tình trạng bạo lực học đường; tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình; chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường chưa phù hợp về nội dung và phương pháp" - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Đặng Huỳnh Mai chia sẻ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai phát biểu tại Hội thảo.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Đặng Huỳnh Mai phát biểu tại Hội thảo.

Tại hội thảo các Cựu giáo chức, những người dày dặn kinh nghiệm, đã đưa ra những trải nghiệm thực tế, tư vấn, phản biện hiệu quả, phản ánh trung thực, khách quan về thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay. Thông qua những góp ý thẳng thắn, cụ thể, những thành viên của Hội Cựu giáo chức sẽ đưa ra những giải pháp để tham mưu nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GDĐT Lương Tất Thùy cho rằng: Các nhà trường cần tăng cường trách nhiệm giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh bằng các giải pháp đổi mới. Trước hết phải đổi mới về nội dung phương pháp và hình thức dạy và học, đặc biệt đối với các môn học như Đạo đức, Giáo dục công dân…

Ông cho rằng: "Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống là quá trình tác động liên tục, lâu dài và là nhiệm vụ rất quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của cá nhân học sinh".

Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ thực hiện qua các môn học chính khóa mà còn phải thực hiện kết hợp với nhiều nội dung khác, phối hợp hài hòa giữa nhà trường và xã hội bằng các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như kỹ năng nấu ăn, vệ sinh gia đình, phòng chống tai nạn giao thông, phòng chống đuối nước, thăm quan, dã ngoại… để nâng cao nhận thức cho HS-SV.

Với tinh thần trách nhiệm cao, các thành viên Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GDĐT đã có những tham luận, trao đổi, góp ý với nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập, nâng cao chất lượng trong triển khai giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành cho HS-SV như: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hạnh phúc; đổi mới tư duy giảng dạy trong nhà trường; đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường, lối sống văn hóa; thiết kế, tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng thực hành, sáng tạo trong bối cảnh giáo dục có nhiều đổi thay tích cực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.