Nâng cao chất lượng giáo dục đại học từ đâu?

Nâng cao chất lượng giáo dục đại học từ đâu?

(GD&TĐ) - Giáo dục là vấn đề được toàn xã hội Việt Nam quan tâm nhất từ nhiều năm nay. Theo tôi để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay cần phải tìm ra những nguyên nhân. Cụ thể ở góc độ của một người giảng dạy trực tiếp, tôi xin có một số ý kiến như sau.

Một sản phẩm có chất lượng tốt không thể thiếu được đó là nguyên liệu đầu vào tốt, thiết bị sản xuất tốt cùng với người thợ trực tiếp sản xuất có tay nghề cao. Đó là một nguyên tắc mà ai cũng biết. Giáo dục đại học cũng như vậy.

Thi tuyển đầu vào: việc thực hiện 3 chung trong thi tuyển hiện nay là hợp lý, và cần kiên quyết thực hiện. Những mặt tích cực của kỳ thi tuyển sinh chung , ngoài việc giảm thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình xã hội,...còn là biệt pháp sàng lọc, phân loại để tìm ra những người có khả năng phù hợp với loại hình đào tạo, đáp ứng được yêu cầu học tập.

Chất lượng đội ngũ giảng viên: Phần lớn những giảng viên của các trường đại học xuất phát là những sinh viên khá, giỏi được giữ lại, tuyển dụng, hoặc những người được đào tạo tại nước ngoài về. Họ phần lớn là những người có tố chất có trình độ, nhưng họ đã toàn tâm cho nghiên cứu và giảng dạy chưa? nguyên nhân tại sao ?. “Có thực mới vực được đạo” khi mà đồng lương không thể đảm bảo cho họ cuộc sống, mặc dù có tâm huyết với nghề nhưng  họ buộc phải làm ngoài, phải day thêm để kiếm sống thì sao có thể toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu học tập và giảng dạy trong trường được. Hệ lụy của vấn đề không dừng lại ở đó, mà còn sinh ra nhiều tiêu cực khác, từ bỏ giờ, bớt giờ day, đến chạy điểm,….thì hỏi sao sinh viên có chất lượng được. Bởi vậy cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thì việc nâng cao chất lượng cuộc sống của giảng viên cũng phải đặt lên hàng đầu. Đi cùng với đó là thắt chặt kỷ cương trường lớp, giám sát kiểm tra đánh giá chất lượng người dạy và người học.

Nâng cao chất lượng giáo dục đại học từ đâu? ảnh 1
 ảnh minh họa

Tài liệu học tập: Hiện nay các trường chuyển sang đào tạo tín chỉ, nhưng cơ sở vật chất, tài liệu để đáp ứng với học tín chỉ phần lớn các trường ở Việt Nam là chưa tốt. Việc kêu gọi giảm cách dạy đọc chép, và tăng thảo luận là đúng nhưng chưa đủ. Chỉ có thể thực hiện được điều này khi mà sinh viên có nhiều nguồn tài liệu tham khảo, thử hỏi nếu không có tài liệu tham khảo nhất là những ngành kỹ thuật, không có cách tiếp cận khác nhau thì ngoài kiến thức giảng viên đọc cho sinh viên ra thì lấy gì để sinh viên tự học, để  thảo luận.

Bởi vậy cần có một cơ chế thật tốt cho người viết tài liệu và dịch tài liệu từ nước ngoài, nhiều người không mặn mà với việc viết sách và dịch sách vì giá trị đem lại ngoài việc để xét các danh hiệu ra thì hiệu quả kinh tế chẳng là bao. Hơn nữa việc không có một tiêu chuẩn thống nhất về mặt ký hiệu, nên đa phần các sách trong một ngành  có những ký hiệu không đồng nhất, dẫn đến không có sự kế thừa về mặt khoa học và việc tìm hiểu của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy những sách tham khảo của sinh viên vừa thiếu vừa không đồng bộ.

Bởi vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, ngoài việc có cơ chế quản lý, còn có những giải pháp cụ thể để tăng chất lượng sinh viên, giảng viên và phong phú tài liệu nghiên cứu học tập.  

Nguyễn Văn Cường

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nam Định FC thua đáng tiếc Thể Công Viettel trên sân Hàng Đẫy.

Nam Định thua sốc Thể Công Viettel

GD&TĐ - Xuất sắc đánh bại Nam Định trên sân nhà, Thể Công Viettel cải thiện đáng kể vị trí trên bảng xếp hạng sau vòng đấu thứ 19.