Nam thanh niên giết, hiếp dâm người phụ nữ rồi ném xác phi tang

GD&TĐ - Sau khi giết và thực hiện hành vi đồi bại, Giang ném xác cùng xe máy của nạn nhân xuống giếng rồi về nhà ngủ.

Rah Lan Giang tại phiên toà.
Rah Lan Giang tại phiên toà.

Ngày 14/9, TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Rah Lan Giang (SN 2001, trú tại xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, Gia Lai) với tổng hình phạt là tù chung thân về tội danh “Giết người” và “Hiếp dâm”.

Theo cáo trạng, vào ngày 14/3, Rah Lan Giang chở mẹ đến viếng đám tang của một người dân trong xã rồi đi nhậu với bạn bè. Đến tối, Giang về nhà cha, mẹ vợ để ngủ thì thấy mọi người đang tổ chức nhậu nên ngồi xuống cùng.

Trong lúc nhậu, giữa Giang và vợ xảy ra mâu thuẫn, cự cãi nên nam thanh niên đã bỏ đi. Tuy nhiên, lo sợ Giang say, chạy xe nguy hiểm nên gia đình giữ xe lại. Sau đó, Giang đã bỏ xe lại rồi men theo lối mòn qua rẫy của người dân để đi bộ về. Đi được một đoạn, do mệt nên Giang ngủ thiếp đi.

Đến 22 giờ cùng ngày, khi tỉnh dậy Giang đi bộ về lại gia đình cha mẹ vợ. Khi đến rẫy nhà chị H. (SN 1976), Giang thấy người này đang tưới cà phê một mình nên nhặt khúc cây đánh nhiều cái vào đầu và mặt chị H.

Khi đã thấy chị H. nằm bất động, Giang thực hiện hành vi hiếp dâm thì bất ngờ nạn nhân tỉnh dậy. Thấy vậy, Giang đã bóp cổ chị H. và tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại.

Sau đó, Giang đã ném xác và xe máy của nạn nhân xuống giếng gần đó, đậy nắp rồi đi về nhà ngủ.

Nhiều ngày không thấy nạn nhân trở về, người nhà đã tổ chức đi tìm kiếm. Đến ngày 15/3, gia đình phát hiện thi thể của nạn nhân với chiếc xe máy ở trong giếng nước nên trình báo cơ quan chức năng.

Đến ngày 28/3, khi lực lượng chức năng triệu tập làm việc thì Giang mới khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khói thuốc lá, thuốc lá điện tử ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh: ITN)

Áp dụng 'kế' hay, chia tay khói thuốc

GD&TĐ - Để cai thuốc lá và thuốc lá điện tử hiệu quả, cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng: nỗ lực cá nhân và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Lớp tiểu học tại TPHCM năm học 2017 - 2018. Ảnh tư liệu: Mạnh Tùng

'Hổng dám đâu, em còn phải học bài'

GD&TĐ - Với mục tiêu đưa tất cả trẻ em đến trường, TPHCM đã triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1995, mở ra cơ hội học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn.