Nắm rõ kỹ năng về PCCC luôn là cần thiết

Nắm rõ kỹ năng về PCCC luôn là cần thiết

(GD&TĐ)- Việt Nam là đất nước chịu nhiều hiểm họa bất thường của thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, đá, động đất, sóng thần… Riêng cháy nổ, mỗi năm xảy ra khoảng gần 3.000 vụ, trong đó cháy rừng khoảng 1.000 vụ thiệt hại trực tiếp ước khoảng 500 tỷ đồng, gián tiếp khoảng 1.500 tỷ đồng. 

Trong 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm cháy, nổ cướp đi sinh mạng của 80 người, làm bị thương 230 người. Đó là chưa kể thiệt hại về người và của do các thảm họa khác gây nên. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, sản xuất kinh doanh phát triển mạnh như ở nước ta như hiện nay đòi hỏi phải có một lượng lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đủ lớn và chuyên nghiệp để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 

Hướng dẫn học sinh làm quen với bình cứu hỏa, vật tư không thể thiếu trong cuộc sống.
 Hướng dẫn học sinh làm quen với bình cứu hỏa, vật tư không thể thiếu trong cuộc sống.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trên cả nước hiện có khoảng trên 8.000 người. Lực lượng này so với thực tế còn thiếu rất nhiều nhất là khi cả nước thành lập thêm 7 Sở Cảnh sát PCCC tại: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương và Vĩnh Phúc. Theo lộ trình, trong những năm tới, có thể thành lập thêm Sở Cảnh sát PCCC tại Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa… 

Chính vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực trong công tác này ngày một tăng. Theo dự báo, đến năm 2015, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phải bổ sung thêm khoảng 11.000 người. Hiện trên cả nước, trường ĐH PCCC là cơ sở duy nhất đào tạo chuyên ngành PCCC&CNCH. Sau 35 năm thành lập và phát triển, nhà trường đã không ngừng mở rộng quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị làm công tác PCCC&CNCH trên cả nước. 

Theo Đại tá PGS.TS Ngô Văn Xiêm- Phó hiệu trưởng trường ĐH PCCC, hiện nhà trường đang đào tạo cán bộ, chiến sĩ PCCC ở hai hệ Đại học và Trung cấp với quy mô 2.000 học viên. 10 năm trở lại đây, mỗi năm trường có khoảng 400 cán bộ chiến sĩ tốt nghiệp ở cả hai hệ trên đây. 

Theo kế hoạch của Bộ Công an giao, đến năm 2015, quy mô đào tạo của trường ĐH PCCC phải nâng lên 3.000 học viên; đến năm 2020, nâng quy mô lên 5.000 học viên để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong công tác này ngày một tăng. Bên cạnh việc tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực PCCC&CNCH cho lực lượng Cảnh sát cả nước và Bộ Quốc phòng, từ năm 2007 đến nay, nhà trường chính thức mở hệ đào tạo hệ dân sự. Ở hệ này, hiện nay trường liên tục tuyển sinh ở hệ Đại học và Trung cấp đã thu hút được đông đảo học viên dự học. 

Ngoài ra, hàng năm nhà trường còn thường xuyên liên kết đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC&CNCH cho hàng vạn lượt cán bộ, công nhân viên của các ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, than-khoáng sản, cảng hàng không, cảng biển, các trung tâm thương mại, khu kinh tế…

Năm 2011, trước nhu cầu bức thiết của công tác Cứu nạn cứu hộ (CNCH), trường ĐH PCCC đã thành lập khoa CNCH. Các Cảnh sát PCCC đầu tiên được khoa CNCH đào tạo ở hệ trung cấp trong các nhiệm vụ CNCH tai nạn giao thông, tại nạn lao động trong hoạt động khai khoáng và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Trong những điều kiện khắc nghiệt tại hiện trường CNCH, chỉ có lực lượng PCCC được đào tạo bài bản là có đủ những về năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện nhiệm vụ CNCH, đòi hỏi người chiến sĩ phải có sức khỏe, trình độ chuyên môn vững vàng, có ý chí quyết tâm cao.

Đại tá TS Trương Đình Hồng- Trưởng khoa CNCH trường ĐH PCCC cho biết, hiện tại khoa có 13 cán bộ giảng viên. Những giảng viên này đều là học sinh xuất sắc tại trường. Sau tốt nghiệp đã được gửi đi bồi dưỡng, huấn luyện tại các quốc gia mạnh về công tác PCCC&CNCH như Nga, Nhật Bản, Belarut, Singapo. 

Qua hai năm thành lập, khoa đã bồi dưỡng, huấn luyện kiến thức CNCH cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ các Sở Cảnh sát PCCC&CNCH và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm- Cứu nạn. ĐH PCCC đã kí kết quy chế phối hợp với Cục Cảnh sát PCCC&CNCH- Bộ Công an, Sở Cảnh sát PCCC tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nhằm đưa các giảng viên nhà trường trực tiếp tham gia các vụ cháy nổ, chữa cháy và CNCH. 

Mới đây nhất, nhà trường đã liên kết với các cơ sở đào tạo khác mở các giáo dục kĩ năng sống cho học sinh từ Tiểu học đến THPT, sinh viên và cả những người lớn tuổi đến dưới 60 theo học đông đảo. Tại đây, các học viên được đội ngũ giảng viên của trường ĐH PCCC trang bị lý thuyết cơ bản về cháy nổ, kĩ năng phòng vệ, thoát nạn khi gặp sự cố cháy nổ bất thường… 

Học viên  cũng được làm quen với các trang thiết bị cơ bản trong PCCC, chuông báo cháy tự động, cách bảo vệ bản thân và gia đình trong cuộc sống hàng ngày trước những nguy cơ cháy nổ. Đây thực sự là những kĩ năng thân thiện, hữu ích cho mỗi dân, mỗi học sinh để tự cứu mình trong những tình huống cháy nổ, khẩn cấp bất thường xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Điều này chứng tỏ ý thức trách nhiệm cao về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động PCCC&CNCH trong mỗi người dân khi mà Luật PCCC đi vào cuộc sống. 

Một số hình ảnh các giảng viên của ĐH PCCC dạy kĩ năng chữa cháy và CNCH cho học sinh

Khi có hiểm họa cháy nổ, phải (sử dụng loa cầm tay để) thông báo rộng rãi với mọi người. (Ảnh do nhà trường cung cấp)
Khi có hiểm họa cháy nổ, phải (sử dụng loa cầm tay để) thông báo rộng rãi với mọi người. (Ảnh do nhà trường cung cấp)
Vật tư đầu tiên phải tìm đến là bình cứu hỏa, đây là những thao tác đầu tiên với vật dụng hữu ích này khi xảy ra cháy, nổ.
Vật tư đầu tiên phải tìm đến là bình cứu hỏa, đây là những thao tác đầu tiên với vật dụng hữu ích này khi xảy ra cháy, nổ.
Tư thế khi tiếp cận nguồn cháy.
 Tư thế khi tiếp cận nguồn cháy. 
Dập tắt đám cháy.
 Dập tắt đám cháy.
Kĩ năng thoát khỏi nhà cao tầng khi có các hiểm họa cháy, nổ, động đất xảy ra.
 Kĩ năng thoát khỏi nhà cao tầng khi có các hiểm họa cháy, nổ, động đất xảy ra.

 Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.