Nam Ossetia trên con đường gia nhập LB Nga

GD&TĐ - Đúng vào kỷ niệm tròn 1 năm Ngày Crưm sáp nhập vào LB Nga, Tổng thống Nga V.Putin và nhà lãnh đạo nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia Leonid Tibilov đã ký Hiệp ước Liên minh và Hội nhập giữa hai nước tại điện Kremlin.

Tổng thống Nga V.Putin và nhà lãnh đạo nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia Leonid Tibilov
Tổng thống Nga V.Putin và nhà lãnh đạo nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia Leonid Tibilov

Đây là bước đi quan trọng khẳng định Nam Ossetia đã chính thức hội nhập vào không gian kinh tế - chính trị của Nga.

Một bước đi quan trọng

Ngày 18/3, lễ ký kết Hiệp ước Liên minh và Hội nhập giữa Nga và Nam Ossetia đã được tổ chức tại Moskva. Như vậy, kể từ đây Moskva chính thức trở thành “người bảo hộ” cho nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia.

Việc ký kết Hiệp ước Liên minh và Hội nhập giữa Nga và Nam Ossetia đã góp phần củng cố cho một không gian quốc phòng, an ninh, hội nhập của các cơ quan hải quan và sự hợp tác theo đường Bộ Nội vụ…

Và như vậy, biên giới giữa Nga và Nam Ossetia được qua lại tự do, thủ tục nhận quốc tịch Nga đối với công dân Nam Ossetia sẽ đơn giản hơn, các biện pháp hỗ trợ xã hội đối với công dân Nam Ossetia
đều thuận lợi.

Để thực hiện thỏa thuận có giá trị 25 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm một, trong năm tới Nam Ossetia sẽ được nhận bổ sung thêm 1 tỷ rub.

Ca ngợi sự thành công của Hiệp ước Liên minh và Hội nhập giữa Nga và Nam Ossetia, Tổng thống Nga V.Putin cho rằng thỏa thuận mang tính dấu mốc này khiến đường biên giới Nga - Nam Ossetia trở nên rộng mở.

Bình luận về thỏa thuận Nga - Nam Ossetia, người đứng đầu nước cộng hòa tự trị Bắc Ossetia - Alania Teimuraz Mamsurov khẳng định: “Thỏa thuận như một hình thức pháp lý quốc tế, cùng lúc kết hợp cả hai nhiệm vụ chiến lược - hội nhập với không gian chính trị Nga và tính chủ quyền của Nam Ossetia”.

Tất cả những chỉ trích và suy đoán xung quanh thỏa thuận Nga - Nam Ossetia hay những cáo buộc rằng Nga thôn tính Nam Ossetia chỉ là sự tưởng tượng mang tính kích động của ai đó.

Ngược lại, thỏa thuận bảo đảm cho sự phát triển của một nhà nước Nam Ossetia. Sự hội nhập trên mọi phương diện là công cụ hiệu quả nhất để đảm bảo sự phát triển của nhà nước Nam Ossetia với tố chất mới - Teimuraz Mamsurov khẳng định.

Phản ứng dữ dội của phương Tây

Trong một động thái được báo giới ghi nhận là phản ứng điên cuồng, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg gọi Hiệp ước Liên minh Nga - Ossetia ký ngày 18/3 là “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền của Gruzia”.

Tương tự như vậy, Liên minh châu Âu khẳng định, việc ký kết Hiệp
ước Liên minh Nga - Nam Ossetia đã “vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và trách nhiệm quốc tế và không có giá trị pháp lý”.

Trong khi đó, Chính phủ Gruzia lên án việc ký kết Hiệp ước Liên minh Nga - Nam Ossetia và cho rằng việc này “không khác gì hành động chiếm đóng của Nga trên lãnh thổ Gruzia trước đây”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psak khẳng định Washington không công nhận tính hợp pháp của Hiệp ước Liên minh Nga - Nam Ossetia.

“Trong lúc cuộc khủng hoảng Ukraine đang thống trị trên các phương tiện truyền thông, nước Nga lại tiến hành “âm thầm sáp nhập” vùng lãnh thổ của Gruzia mà ít ai nhận thấy.

Ngay cả Gruzia cũng im lặng bỏ qua chuyện này mà chỉ quan tâm đến cuộc khủng hoảng tiền tệ và kinh tế của họ” - Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại (FPRI) của Mỹ khẳng định.

“Trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ, tân Ngoại trưởng Gruzia Tamara Beruchashvili cảnh báo rằng: Bước tiếp theo của Nga sẽ là Ossetia. Có tín hiệu cho thấy “kịch bản Crưm” sẽ được lặp lại ở Nam Ossetia…” - Trích lời Tamara Beruchashvili”.

Ngoài ra, Beruchashvili còn cảnh báo rằng sự tham gia tích cực của
Nga vào các sự kiện mới đây ở Pridnestrovie, Apkhazia, Nam Ossetia là một phần trong “chiến lược lớn” của Nga. Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, những tuyên bố của Beruchashvili không có trọng lượng, và có thể là đã quá muộn để cứu Nam Ossetia khỏi sự “hấp thụ” của Nga” - Tác giả bài báo Maia Otarashvili đưa ra kết luận.

Tuy nhiên, phía Nga phớt lờ những tuyên bố của các đối tác phương Tây, coi đó là “hành động không cần thiết”. Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông D.Peskov lật lại vấn đề rằng tại sao khi quân đội Gruzia tiêu diệt người dân Nam Ossetia, Bộ Ngoại giao Mỹ không thấy lên tiếng?!

Và như vậy, “mọi bình luận về việc ký kết của các Tổng thống (Nga và Nam Ossetia - ND) là không cần thiết”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".