Nấm hương không chỉ là thực phẩm gia vị đơn thuần nhưng còn là thuốc quý trong Đông y
Vào mỗi dịp nhà có cỗ, có tiệc, nhất là vào những dịp sắp đến Tết như hiện nay, nấm hương luôn là một trong những mặt hàng thực phẩm được nhiều người mua tích sẵn trong nhà.
Không chỉ là món ăn ngon với hương thơm quyến rũ, ăn nhiều nấm hương còn đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và đây thực sự là thuốc quý trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn).
Nấm hương luôn là một trong những mặt hàng thực phẩm được nhiều người mua tích sẵn trong nhà.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g nấm hương khô có 36g protid, 23,5g glucid, 4g lipid; các polysaccharid lentinan, lentysin; các axit amin cần thiết là cystin, histidin, arginin, alanin, tryptophan, lencin, valin, phenylalanin, acid glutamic; các nguyên tố vi lượng Ca, P, sắt; các vitamin A, B1, B2, C, acid nicotinic; đặc biệt là chất tạo mùi thơm đặc trưng của nấm là matsutakeol.
Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Ngoài ra, chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm.
Trong nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng ăn nấm hương sẽ nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống ngộ độc thức ăn, giảm béo, chữa bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, viêm gan, gan nhiễm mỡ… Vậy là vào dịp Tết này, bạn có thêm một thực phẩm phải có trong dịp đầu năm lại giúp thanh lọc cơ thể cực tốt.
Nhưng việc sử dụng không đúng cách cũng như không biết lựa chọn nấm hương có thể khiến loại thực phẩm này thành thuốc độc.
Lưu ý không được bỏ qua khi dùng nấm hương
Không cho quá nhiều dầu mỡ xào nấm
Ăn nấm hương sẽ nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống ngộ độc thức ăn, giảm béo, chữa bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh...
Nấm hương cũng như bất cứ loại mỡ nào rất dễ hút chất lỏng và nước, nếu có cho nhiều dầu ăn để xào nấu cũng không phát hiện ra. Tuy nhiên, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây áp lực cho dạ dày, sự hấp thu dinh dưỡng từ nấm bị hạn chế. Chưa kể, việc ăn nấm xào nhiều dầu mỡ sẽ gây đầy bụng, khó tiêu trong dịp Tết, thậm chí là cả chứng trào ngược dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Không bỏ nước ngâm nấm hương để tận dụng dinh dưỡng
Chúng ta thường có thói quen ngâm nấm hương trong nước nóng cho nở ra sau đó đổ nước đi, thậm chí rửa lại nấm hương nhiều lần để tránh bị bẩn. Thực tế đây là việc làm tai hại, làm mất hết giá trị dinh dưỡng của nấm hương bởi nước ngâm nấm chứa đầy dung dịch tiết ra từ nấm, rất tốt cho món ăn đủ chất. Tốt nhất là bạn nên chắt bỏ cặn, còn nước ngâm nấm nên được nấu canh, hầm xương… sẽ giúp món ăn ngon và thơm hơn.
Nấu nấm dưới nhiệt độ thấp
Khi nấu ở nhiệt độ thấp nấu sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa. Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Khi nấu ở nhiệt độ thấp nấu sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa.
Cách chọn đúng nấm hương ngon, tránh hóa chất
Tuyệt đối không chọn những cây nấm ẩm ướt hoặc có mùi lạ. Khi ấn tay vào "tán dù" của cây nấm, rồi vừa bỏ tay vừa hít ngửi, nếu mùi hương thuần khiết thì đấy là nấm ngon.
Nấm hương ngon nhất là những cây nấm hình cúc áo, chân nhỏ, mình dày, màu vàng bóng và sờ thấy khô tay, dưới ô nấm có những ngăn màu trắng được xếp liền với nhau. Khi ngâm nước, nấm nở đều nhưng vẫn dai, nước ngâm có màu hanh vàng và mùi thơm dịu.
Trong nấm hương, có 3 loại thường dùng là nấm hoa, nấm đông và nấm hương tẩm. Cụ thể, khi chọn nấm hương theo 3 loại phổ biến này cần đáp ứng những tiêu chí sau:
Trong nấm hương, có 3 loại thường dùng là nấm hoa, nấm đông và nấm hương tẩm.
- Nấm hoa: chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn, những đường hoa văn khi khô sẽ vằn nổi lên, màu trắng, phần cuối nếp sau khi đã qua khâu sao bằng lửa than đỏ sẽ có màu vàng nhạt. Trời càng lạnh thì nấm hoa càng nở rộng, và chất lượng càng ngon hơn, thịt dày, non mịn, giòn tan.
- Nấm đông: Chóp đỉnh màu đen, phần cuốn nếp cũng có màu vàng nhạt, thịt tương đối dày, khi ăn cũng thấy giòn tan, dư vị ngọt tươi.
- Nấm hương tẩm: Có hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ lắm, không giòn tan.