Năm 2021: Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay

GD&TĐ - Chiều 16/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học năm 2022.  Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị nhằm tổng kết công tác tuyển sinh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022; đồng thời thảo luận một số nội dung cần thống nhất để triển khai trong năm 2022 như: Tổ chức thi tốt nghiệp THPT; cơ sở dữ liệu ngành (kết quả học tập của thí sinh); phân bổ chỉ tiêu cho các phương thức/tổ hợp xét tuyển; đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển; thời gian thí sinh đăng ký xét tuyển; tổ chức xét tuyển và lọc ảo lần 1…

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2021 đã từng bước bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, cho thí sinh, đảm bảo quyền lợi của các bên; áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) triệt để trong tất cả các khâu tuyển sinh; giảm tối đa số thí sinh ảo… Đảm bảo quyền tự chủ của các trường; minh bạch thông tin, kết quả tuyển sinh.

Năm 2021 đã có 47% thí sinh đăng kí xét tuyển trực tuyến. Kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay (hơn 530.000 đạt 92,65%; năm 2020 đạt 83,86%).

Kết quả tuyển sinh sư phạm tiệm cận được chỉ tiêu Bộ GD&ĐT đã giao: trên 49.600 đạt 95,81% so với tổng chỉ tiêu sư phạm; năm 2020 là gần 36.000 đạt 61,58%. Số cơ sở đào tạo tuyển sinh đủ chỉ tiêu đã tăng từ 33,95% năm 2020 lên 41,82% năm 2022.

Điểm trúng tuyển của khối sư phạm tăng; tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng; mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước. Phần mềm tuyển sinh và hỗ trợ tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của quy chế, hệ thống ổn định.

Cũng trong năm 2021, ngưỡng đảm bảo chất lượng ngành đào tạo giáo viên tăng 0,5 điểm so với năm 2020. Cụ thể như sau: trình độ đại học 19,0 (năm 2020 là 18,5);  trình độ đại học các ngành: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật 18,0 (năm 2020 là 17,5); trình độ CĐ 17 (năm 2020 là 16,5).

Ngưỡng đảm bảo chất lượng ngành đào tạo sức khỏe có chứng chỉ hành nghề được giữ ổn định như năm 2020: các ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt: 22,0; Y học dược cổ truyền, Dược học: 21,0; các ngành còn lại: 19,0.

Các ngành ngoài sư phạm và các ngành thuộc nhóm lĩnh vực sức khỏe không có chứng chỉ hành nghề do các trường tự  xác định và công bố công khai.

Từ ngày 13/9 đến 15/9, Bộ GD&ĐT chủ trì để các trường, nhóm trường phía Bắc gồm 53 trường (Trường ĐH Bách khoa HN chủ trì), nhóm trường phía Nam gồm: 90 trường (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chủ trì) đã thực hiện xét tuyển, lọc ảo.

Tổng kết quả nhập học nhìn chung của các ngành tăng hơn năm 2020. Số thí sinh nhập học trình độ đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên tăng. Phân bổ chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy, đào tạo đối tượng người có bằng đại học chính quy ổn định so với năm 2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.