Năm 2011: Chi 22.600 tỷ đồng NSTƯ cho GD-ĐT và dạy nghề

Năm 2011: Chi 22.600 tỷ đồng NSTƯ cho GD-ĐT và dạy nghề
fds
       Về dự toán chi NSTƯ năm 2011 cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 22.600 tỷ đồng. (Trong ảnh: Nhà lớp học được đầu tư xây mới tại trường tiểu học Yên Lập, huyện Yên Lập, Phú thọ. Ảnh, gdtd.vn)

Theo Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011 được QH phê chuẩn,  tổng thu cân đối ngân sách Trung ương (NSTƯ) năm 2011 là 398.679 tỷ đồng. Tổng thu cân đối ngân sách địa phương là 206.321 tỷ đồng. Tổng chi cân đối NSTƯ là 519.279 tỷ đồng, bao gồm cả 126.208 tỷ đồng bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ NSTƯ cho ngân sách địa phương.

Về dự toán chi NSTƯ năm 2011 cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 22.600 tỷ đồng; chi lương hưu và bảo hiểm xã hội là 59.450 tỷ đồng; chi sự nghiệp kinh tế là 17.380 tỷ đồng; chi quản lý hành chính là 23.860 tỷ đồng.

Tổng dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm nay là 78.800 tỷ đồng, trong đó dự toán chi cho chương trình biển Đông hải đảo, cảnh sát biển là 2.300 tỷ đồng; xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch là 160 tỷ đồng; bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi là 4.500 tỷ đồng; chi cho vay chính sách (hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nhà ở cho người nghèo…) là 820 tỷ đồng;…

Về phân bổ ngân sách, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương rà soát danh mục các dự án đầu tư, huy động các nguồn lực đầu tư và bố trí tập trung để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ưu tiên bố trí hoàn trả vốn ngân sách ứng trước, vốn cho các dự án chuyển tiếp có hiệu quả để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Về hỗ trợ đầu tư các dự án, công trình cấp bách của địa phương, NSTƯ chỉ hỗ trợ một phần vốn đầu tư tập trung chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian không quá hai năm đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, chỉ cấn đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hỗ trợ đầu tư các dự án, công trình theo quyết định của cơ quan lãnh đạo cao nhất.

Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua ba dự án luật gồm: Luật thanh tra (sửa đổi), Luật viên chức và Luật thuế bảo vệ môi trường.

Luật thanh tra (sửa đổi) gồm 07 Chương, 78 Điều, quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.

Theo đó, hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quốc hội biểu quyết thông qua với 81,95% tỷ lệ đại biểu tán thành.

Luật thanh tra (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2011.

Luật viên chức gồm 06 Chương, 62 Điều, quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Luật cũng quy định, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Quốc hội biểu quyết thông qua với 79,72% tỷ lệ đại biểu tán thành.

Luật viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2012.

Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 04 Chương, 13 Điều quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường.

Quốc hội biểu quyết thông qua với 80,53% tỷ lệ đại biểu tán thành.

Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2012.

PV (TH)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.