Trong một cuộc trò chuyện với tờ The Daily Telegraph hôm qua (24/7), ông nhấn mạnh việc chống chọi với cuộc tấn công tiềm năng bằng vũ khí siêu thanh “đang trong giai đoạn sơ khai”. Vì vậy Raytheon hiện là công ty duy nhất phát triển hệ thống lại tên lửa siêu thanh.
Ngoài ra, Chủ tịch Tập đoàn vũ khí Anh Andy Tomis nhấn mạnh Hải quân Anh quan tâm đến việc phát triển phương tiện chống lại vũ khí siêu thanh nhưng đây là một “nhiệm vụ rất khó khăn”.
Trước đó, một nhà phân tích của tờ The National Interest đã ghi nhận phản ứng kỳ lạ của chính quyền Mỹ trước thông điệp Tổng thống Nga Putin đưa ra về các vụ thử tên lửa đạn đạo Sarmat.
Theo ông, chính phủ Mỹ được cho là không nhìn thấy mối đe dọa đối với mình và đồng minh. Đồng thời, như đã có cảnh báo, nếu Moscow tấn công lãnh thổ Mỹ qua Nam Cực bằng tên lửa của mình, đường đi của Sarmat sẽ cho phép quân đội Nga tận dụng các hạn chế trong vùng hoạt động của các radar cảnh báo sớm của Mỹ.
Ngày 21/7, người đứng đầu Bộ Tư lệnh phía Bắc (NORTHCOM) của các lực lượng vũ trang Mỹ, tướng Glen Vanhurk cho biết, Nga có kho vũ khí tầm xa ấn tượng. Ông lưu ý đây là lý do tại sao ông sẽ không đánh giá thấp Nga.
Mỹ được cho là sẽ chi hơn 27 triệu USD cho khinh khí cầu để do thám tên lửa Nga. Khinh khí cầu này sẽ ở độ cao 18,3 đến 27,4km so với bề mặt Trái đất.
Theo các tài liệu về ngân sách, trong 2 năm qua, Lầu năm góc đã chi khoảng 3,8 triệu USD cho các dự án chế tạo khinh khí cầu.
Ngày 11/5, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa John Hill thông báo Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch đưa vào quỹ đạo các nguyên mẫu vệ tinh để theo dõi tên lửa siêu thanh và tên lửa đạn đạo vào năm 2023. Việc phóng các vệ tinh này sẽ là một phần trong việc Mỹ tạo ra một hệ thống theo dõi và giám sát các mục tiêu siêu thanh và đạn đạo.