Mỹ tăng gấp đôi khối lượng sản xuất các tên lửa dẫn đường

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề xuất tăng gấp đôi khối lượng sản xuất các tên lửa dẫn đường thuộc lớp không đối đất JAGM (Joint Air-to-Ground Missile), cơ quan báo chí của Lầu Năm Góc cho biết.
Trực thăng tấn công Mỹ.
Trực thăng tấn công Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định tăng gấp đôi khối lượng sản xuất các tên lửa không đối đất JAGM, được thiết kế để trang bị cho các trực thăng chiến đấu AH-64E Apache Guardian, AH-64D Apache Longbow, cũng như máy bay không người lái MQ-1 Predator.

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Tập đoàn Lockheed Martin đã tăng lên 15,54 triệu USD nhằm tăng khối lượng sản xuất tên lửa các JAGM, từ 50 lên 100 tên lửa mỗi tháng. Dự kiến công việc hiện đại hóa dây chuyền sản xuất của công ty Lockheed Martin tại Orlando (Florida) sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2022.

Tên lửa mới thuộc lớp JAGM là phiên bản nâng cấp của tên lửa dẫn đường AGM-114R Hellfire II, vũ khí tấn công chính của các trực thăng Mỹ. Được biết, phiên bản AGM-114 đã được đưa vào hoạt động từ năm 1985.

Về mặt cấu trúc, tên lửa JAGM được thiết kế tương tự như AGM-114 Hellfire. Tên lửa dẫn đường JAGM có khối lượng ban đầu là 49 kg, chiều dài 1800 mm và đường kính vỏ là 178 mm. Phạm vi hoạt động đa của tên lửa là 8000 m (tương ứng với phạm vi của Hellfire) và tốc độ tối đa là 1,3 Mach.

Trong tương lai, các tên lửa này được lên kế hoạch thay thế bằng một động cơ mạnh mẽ hơn, giúp tăng phạm vi phá hủy lên 16 km. Tên lửa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép, tàu tuần tra, hệ thống pháo, bệ phóng tên lửa, các trạm radar, trung tâm điều khiển và liên lạc, công sự, cơ sở hạ tầng tại các khu định cư và trung tâm hành chính của kẻ thù. 

Theo Topwar.ru
Dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, hạt ngũ cốc… đều cần thiết cho trẻ. Ảnh minh họa

Dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi

GD&TĐ - Mùa Hè, thời tiết nóng bức, cơ thể trẻ sẽ dễ mệt mỏi. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ có thể biếng ăn, sức khỏe giảm, nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Ban thờ danh nhân Lê Quát tại quê hương Thanh Hóa. Ảnh minh họa: INT

Chuyện về Trạng Quét

GD&TĐ - Nhà nghèo phải làm nghề quét rác để sống qua ngày nên khi đỗ Tiến sĩ, dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Quét.