Mỹ sắp mở 'cuộc phản công đặc biệt'

GD&TĐ - Theo tạp chí Foreign Affairs, Mỹ và Liên minh châu Âu đang chuẩn bị cuộc phản công quy mô lớn nhằm vào Nga.
Mỹ sắp mở 'cuộc phản công đặc biệt'

Cuộc xung đột Ukraine đã diễn ra hơn một năm và trong thời gian này, cơ sở hạ tầng của Kyiv đã bị phá hủy nghiêm trọng. Giờ đây, Lực lượng Vũ trang Ukraine đang tiến hành cuộc phản công, điều mà Kyiv đã chuẩn bị từ lâu.

Các nhà phân tích của tờ Foreign Affairs viết rằng diễn biến chiến trường chưa rõ sẽ kết thúc như thế nào, nhưng Mỹ và Liên minh châu Âu nên chuẩn bị để khởi động cuộc phản công của riêng họ để chống lại Nga.

“Cuộc phản công này sẽ không là sức mạnh quân sự mà chỉ tập trung vào khía cạnh kinh tế và chính trị. Điều này sẽ giúp đảm bảo một chiến thắng lâu dài cho Ukraine".

"Một chương trình phục hồi đầy tham vọng gợi nhớ đến Kế hoạch Marshall sẽ hỗ trợ Kyiv, làm cho châu Âu tươi sáng tương lai tại các khu vực lân cận và hồi sinh EU", bài báo nói rõ.

Phương Tây dự định sẽ trưng dụng tài sản của Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine. ảnh 1

Phương Tây dự định sẽ trưng dụng tài sản của Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine.

Kế hoạch của phương Tây theo dự đoán sẽ thể hiện dưới dạng một cuộc tấn công kinh tế nhằm vào Liên bang Nga, do thực tế là việc khôi phục Ukraine nên được thực hiện với kinh phí của chính Nga.

"Đặc biệt, tài sản bị đóng băng của Nga có thể được sử dụng, và thực tế này sẽ khiến ý tưởng của phương Tây trở thành 'chiến thắng'", tờ Foreign Affairs viết.

Giới chuyên gia lưu ý rằng hiện nay Mỹ và EU chi khoảng 3 tỷ đô la mỗi tháng để duy trì hoạt động cho chính phủ Ukraine. Đồng thời, sẽ cần ít nhất 14 tỷ đô la cho công việc khôi phục khẩn cấp hạ tầng vào năm 2023 và 400 tỷ đô la trong 10 năm tới, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.

“Nga sẽ phải chịu phần lớn chi phí này. Tài sản tài của Nga hiện đang bị đóng băng vào khoảng 300 tỷ USD. Thật sai lầm hoặc không thực tế khi mong đợi những người nộp thuế phương Tây trả các hóa đơn tái thiết Ukraine thay cho Nga”, ấn phẩm Foreign Affairs nhấn mạnh.

Tờ báo cho rằng Quốc hội Mỹ hiện tại rõ ràng sẽ không hào phóng khi đưa ra các khoản hỗ trợ kinh tế mới cho Ukraine.

Do vậy, việc sử dụng tiền của Nga hiện do phương Tây nắm giữ có thể là một giải pháp phù hợp trong tình huống này.

Nhưng ở chiều ngược lại, ngay tại phương Tây cũng có không ít ý kiến phản đối đề xuất tịch thu tài sản của Nga, bởi theo nhiều chính trị gia cũng như chuyên gia kinh tế thì hành động trên nếu xảy ra, kể cả khi có khung pháp lý mới, cũng sẽ xóa bỏ mọi giá trị về "luật pháp quốc tế" mà Mỹ cũng như Liên minh châu Âu cổ xúy suốt thời gian dài qua.

Không chỉ có vậy, phản ứng từ Nga là điều chẳng thể bỏ qua, nhất là khi Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh cho phép "quốc hữu hóa tạm thời" tài sản của các doanh nghiệp phương Tây như một biện pháp trả đũa nếu dự trữ ngoại hối của Moskva tại nước ngoài bị tịch thu.

Đồng thời Điện Kremlin luôn cảnh báo hành động đáp trả sẽ diễn ra "ngay lập tức".

Theo Foreign Affairs
Cảnh sát Kosovo và Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo tiếp tục đảm bảo an ninh trong khu vực

600 quân Anh hiện diện ở Kosovo

GD&TĐ - NATO xác nhận sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo sau các cuộc đụng độ đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Serbia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev

Nga cảnh báo sắc lạnh

GD&TĐ - "Lực lượng Nga cảnh báo sẽ nhắm vào bất kỳ binh sĩ Anh nào được cử đến Ukraine để huấn luyện cho quân đội nước này".
Xe tăng M1A1 Abrams.

'Abrams là quan tài thép cho binh sĩ'

GD&TĐ - Xe tăng Abrams ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng cho quân đội Nga, vì Kiev không có những kỹ năng cần thiết để vận hành xe hạng nặng này.
Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine

Ukraine nhận tin xấu

GD&TĐ - Ukraine nhận được tin đáng lo ngại từ Mỹ trong bối cảnh Kiev tiếp tục nỗ lực phản công chống lại Nga để giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.