Mỹ lo ngại Triều Tiên cải tiến công nghệ hạt nhân

GD&TĐ - Một quan chức Mỹ tiết lộ với hãng tin CNN: Chỉ sau chưa đầy 6 tháng sau lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên phóng đi tên lửa ICBM đầu tiên, nước này lại tiếp tục tiến hành xây dựng một phiên bản tiên tiến của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-20 hiện nay. Tên lửa này có khả năng tiếp cận nước Mỹ.

Triều Tiên đã tiến hành những cải tiến quan trọng trong lĩnh vực tên lửa – hạt nhân.
Triều Tiên đã tiến hành những cải tiến quan trọng trong lĩnh vực tên lửa – hạt nhân.

Triều Tiên cải tiến công nghệ hạt nhân

Theo một số quan chức Mỹ làm việc về vấn đề Triều Tiên, tên lửa đạn đạo mới này là một phần trong các nỗ lực quyết liệt của chính phủ ông Kim Jong Un trong việc cải thiện các khả năng tấn công bằng tên lửa hạt nhân của nước này. Những phát triển mới này buộc Mỹ phải tính toán lại thời điểm mà mối đe dọa hạt nhân của tên lửa Triều Tiên đối với Mỹ có thể thành hiện thực, cũng như nhu cầu cập nhập liên tục các lựa chọn phản ứng quân sự của Mỹ.

Các nguồn tin này cũng cho biết nhiên liệu hạt nhân, hệ thống điều hướng và định vị của tên lửa Triều Tiên cũng có những bước cải tiến mới. Mỹ vẫn dự đoán rằng trong năm 2018, Triều Tiên có thể sẽ có một bước tiến quan trọng trong việc đưa một đầu đạn hạt nhân vào tên lửa xuyên lục địa.

Những cải tiến mà Triều Tiên tiến hành trong lĩnh vực tên lửa – hạt nhân cho thấy sự cấp bách hơn của mối đe dọa bao gồm: cải thiện nhiên liệu tên lửa rắn cho tính ổn định cao hơn, có khả làm nóng và đồng đều hơn, giúp tên lửa đạt khoảng cách lớn hơn; cải tiến động cơ và các bộ phận động cơ, cùng với hệ thống điều hướng và định vị.

Dường như Triều Tiên cũng đã có những bước tiến quan trọng hơn trong việc phát triển các đầu đạn có khả năng tái nhập bầu khí quyển Trái đát và có thể tiếp cận các mục tiêu ở tầm xa liên lục địa.

Ít nhất là 2 cuộc thử tên lửa đạn đạo gần đây của nước này cho thấy họ đã thành công trong việc sử dụng một đầu đạn giả có thể quay lại bầu khí quyển nhanh nhất trong một thời gian giới hạn mà không bị phá tung.

Điều này có nghĩa là đầu đạn thử nghiệm đã tách ra thành công từ thân tên lửa và vẫn tồn tại trước áp lực nhiệt và ma sát khi nó đi vào bầu khí quyển với tốc độ cao. Tình báo Mỹ cũng giả định rằng Triều Tiên còn có một đầu đạn “chuyên nghiệp” mà họ chưa bao giờ thử nghiệm. Bất kỳ thử nghiệm nào với một đầu đạn như vậy cũng được coi là một mối đe doạ.

Các lựa chọn của Mỹ

Chỉ còn không đầy 8 tuần nữa là bước sang năm mới, Mỹ tiếp tục rà soát các lựa chọn phản ứng quân sự để đối phó với tình hình mới này. Cuối năm 2017, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ hoàn thành hai bản báo cáo lớn về Đánh giá cơ sở hạt nhân và Đánh giá Quốc phòng về tên lửa đạn đạo, mở ra nhiều thập kỷ chi tiêu với hàng tỷ dollar cho việc hiện đại hóa vũ khí Mỹ để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Sự tăng tốc chương trình hạt nhân của Triều Tiên là lý do chính cho việc rất nhiều quan chức kỳ cựu của chính phủ Mỹ, dù vẫn tiếp tục bày tỏ hy vọng về các giải pháp ngoại giao với Triều Tiên, nhưng vẫn công khai nói về những lo ngại.

Tướng Joseph Dunford, chủ tịch Liên hiệp Tham mưu, phát biểu trước Quốc hội Mỹ: “Trong trường hợp khẩn cấp, ngày nay, Triều Tiên hoàn toàn có thể đưa ra những mối đe dọa lớn hơn nhiều”.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng lên tiếng báo động: “Triều Tiên đang đẩy nhanh mối đe dọa mà nước này gây ra đối với các nước láng giềng và thế giới, thông qua các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp và không cần thiết. Nước Mỹ không thể chấp nhận một Triều Tiên với vũ khí hạt nhân”.

Nhưng các quan chức Mỹ cũng phải thừa nhận rằng Mỹ đang phải đối mặt với thực tế một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi sự thật là nước này đã tiến hành các thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Trong khi đó, tình báo Mỹ rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin lúc nào tên lửa Triều Tiên được phóng, liệu nó có mang đầu đạn hạt nhân hay không.

Bất luận các tuyên bố từ Nhà Trắng, nội bộ các nhà quân sự và tình báo Mỹ không thể hiện thiên hướng tấn công trước các kho vũ khí của Triều Tiên, mặc dù đây vẫn được coi là một lựa chọn. Tuy nhiên, có một quan điểm chắc chắn rằng việc phóng thử tên lửa hạt nhân sẽ không được tiến hành. Các quan chức cho biết, có thể có những chỉ báo tình báo về một điểm phóng tên lửa nào đó chuẩn bị hoạt động, tuy nhiên, các chỉ báo này không phải là quá rõ ràng để phải lo ngại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.