Mỹ Latinh: Tình trạng thiếu nước làm suy yếu cuộc chiến chống virus corona

Mỹ Latinh: Tình trạng thiếu nước làm suy yếu cuộc chiến chống virus corona

Tuy nhiên, vòi này thường xuyên hết nước và anh chàng 24 tuổi này phải đi xa hơn đến một bể chứa bẩn hơn. Vì vậy, anh tự hỏi rằng làm sao để thực hiện các biện pháp vệ sinh được khuyến nghị nhằm ngăn chặn virus Covid-19 như thường xuyên rửa tay và cách ly xã hội.

Hàng triệu người trên khắp Mỹ Latinh phải đối mặt với một vấn đề nan giải tương tự. Mặc dù đầu vào cơ sở hạ tầng từ lâu đã trở thành vấn đề ở một số khu vực nhưng sự lây lan của dịch bệnh khiến cho việc tiếp cận với nước kém chất lượng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Tình hình ở Haiti - quốc gia nghèo nhất châu Mỹ đang dần trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các gia đình không nhận được nước máy và thay vào đó là các vòi chung, xe tải nước và nước suối thường bị ô nhiễm.

Theo dữ liệu do Liên Hợp Quốc tổng hợp, chưa đến 1/4 hộ gia đình có các thiết bị vệ sinh cần thiết, nước và xà phòng.

Bà Mimose Pierre Raymond (44 tuổi) - mẹ của Haiti cho biết: “Kể từ khi công bố đại dịch (ở Haiti là vào 2 tuần trước), vòi đã có nước 2 lần. Nhưng chúng tôi có thể sống nhiều tuần mà không có nước.”

Haiti chỉ mới xác nhận 18 trường hợp cho đến nay nhưng các chuyên gia lo ngại rằng Covid-19 ở nước này sẽ gây ra nhiều tử vong hơn so với các quốc gia khá nếu tình trạng suy dinh dưỡng tiếp tục lan rộng và hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải.

Chính quyền Haiti đã cho lắp đặt một số điểm rửa tay tại các quảng trường công cộng, chợ và tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, nhiều khu phố như nơi Pierre Raymond đang sống lại phải dựa vào sáng kiến của các cá nhân.

Ralph Apollon - người đứng đầu cộng đồng đã lắp đặt một bể chứa nước khử trùng bằng clo ở bên cạnh nhà để những hàng xóm có thể rửa tay.

Các quốc gia khác như Cuba - nơi đã xác nhận 269 trường hợp nhiễm virus mới cho đến nay cho biết họ đang đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng theo kế hoạch như lắp đặt các nhà máy khử muối. Tuy nhiên, người dân địa phương e rằng sẽ mất nhiều thời gian.

Jose Raul Fernandez, 46 tuổi, một thợ điện sống ở Trung tâm Havana, nói: “Tôi thực sự lo lắng. Các nhà chức trách yêu cầu chúng tôi tuân theo các biện pháp vệ sinh nhưng lại không có đủ nước và điều đó là không thể".

Theo The Star

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ