Mỹ kích hoạt Hành lang giữa để thắt hàng hóa quá cảnh Nga?

GD&TĐ - Sự gia tăng thương mại thông qua Hành lang giữa (Middle Corridor) sẽ làm suy yếu việc vận chuyển tất cả hàng hóa đi qua lãnh thổ Liên bang Nga.

Mỹ kích hoạt Hành lang giữa để thắt hàng hóa quá cảnh Nga?

Dự báo nói trên được đưa ra trong một bài phân tích đăng trên trang web của Trung tâm Chính sách Caspian, thuộc viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington.

"Trở lại ngày 22 tháng 6, Kazakhstan, Georgia và Azerbaijan đã ký một thỏa thuận nhằm giảm sự chậm trễ, loại bỏ các nút thắt cổ chai và hợp lý hóa quy trình thuế quan".

"Khi phương Tây tiếp tục cuộc tấn công kinh tế chống lại Nga, việc cải thiện tuyến đường vận tải này có thể giáng một đòn đáng kể vào lá chắn tài chính của Điện Kremlin", bài viết nêu rõ.

Giới chuyên gia lưu ý, sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các quốc gia trong khu vực Biển Caspian bắt đầu hành động.

"Các thị trường tiêu dùng ở châu Âu đã phải đối mặt với những tác động tàn phá bắt nguồn từ sự phụ thuộc kinh tế vào Nga, khi Điện Kremlin tăng cường vai trò là một quốc gia trung chuyển".

"Toàn bộ khu vực Caspian cũng như châu Âu đều thấy rõ rằng quan hệ đối tác thương mại truyền thống của họ không còn phù hợp với bối cảnh địa chính trị đang thay đổi hiện tại".

"Và khi hợp tác với các doanh nghiệp Nga yếu đi, cơ hội đa dạng hóa thương mại đã xuất hiện, đây là yếu tố giúp cho Hành lang giữa nhận được cơ hội hiện thực hóa và thúc đẩy", bài báo nhấn mạnh.

Hành lang giữa sẽ gây khó cho Hành lang vận tải Bắc - Nam mà Nga theo đuổi.

Hành lang giữa sẽ gây khó cho Hành lang vận tải Bắc - Nam mà Nga theo đuổi.

Theo nhận xét của Trung tâm chính sách Caspian, Hành lang giữa có thể cung cấp một giải pháp thay thế cho Hành lang phía Bắc - tuyến đường đưa hàng hóa từ Trung Quốc qua Nga, đến các thị trường tiêu dùng châu Âu.

Đây là một hành lang vận tải đường bộ và đường biển đa phương thức chạy từ Trung Quốc đến châu Âu, qua Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Đen và Biển Caspian.

Và nếu nhóm 7 quốc gia nói trên cảm nhận được khía cạnh tài chính của vấn đề, thì dự báo Baku và Astana sẽ đi đầu trong việc biến Hành lang giữa trở thành hiện thực.

Hành lang giữa đang là ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia hiện nay.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ