Mỹ: Giá nhà đạt kỷ lục mới do cầu vượt quá cung

GD&TĐ - Theo một báo cáo từ Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ (NAR), giá nhà ở đang ở mức cao kỷ lục với giá bán trung bình là 329.100 USD vào tháng 3.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đây là mức giá trung bình cao nhất kể từ khi NAR bắt đầu theo dõi vào năm 1999. Giá trung bình của nhà biệt lập, nhà trong phố hay căn hộ chung cư đều tăng kỷ lục 17,2% so với năm ngoái.

Phần lớn nguyên nhân của sự tăng giá nhà là do cạnh tranh thúc đẩy. Trong khi số lượng nhà bán ra trong tháng 3 đã tăng nhẹ so với tháng 2, con số này vẫn giảm 28,2% so với năm ngoái.

Điều đó có nghĩa là người mua phải nhanh thay. Theo NAR, các bất động sản thường được bán trong thời gian thấp kỷ lục 18 ngày trong tháng 3 và 80% tổng số nhà bán trong tháng 3 đã được bán trên thị trường trong vòng chưa đầy một tháng.

Tuy nhiên, việc thiếu nhà ở có sẵn đang bắt đầu ảnh hưởng đến doanh số bán hàng vốn đã giảm 3,7% từ tháng 2.

Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng của NAR cho biết: “Doanh số bán hàng trong tháng 3 sẽ cao hơn đáng kể nếu có nhiều hàng tồn kho hơn.

Theo ông, nếu nhà cung cấp có thêm 20% hàng tồn kho, doanh số bán hàng của họ sẽ nhiều hơn 20%. Nhu cầu của người mua vẫn còn nhưng chính việc thiếu hụt hàng tồn kho đang ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng.

Theo báo cáo của NAR, nhiều hàng tồn kho trên thị trường là những căn nhà cấp cao. Trong khi đó, lượng tồn kho của những căn nhà có giá từ 100.000 đến - 250.000 USD giảm 36,6% so với năm ngoái và doanh số bán giảm 10,2%.

Tình trạng thiếu nhà khiến giá bị đẩy lên đến mức kỷ lục, khiến ngày càng nhiều người Mỹ không thể mua nhà.

Giá nhà tăng nhanh làm dấy lên lo ngại về việc liệu người Mỹ có đang ở trong bong bóng thị trường nhà ở hay không?

Nhưng thay vào đó, nhà kinh tế trưởng của NAR lo ngại rằng điều kiện kinh tế có thể dẫn đến giá cả vĩnh viễn cao hơn. Ông cho rằng chính phủ cần xem xét nghiêm túc việc tăng nguồn cung nhà ở, bao gồm xem xét các quy định về quy hoạch và xây dựng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng mới và giảm chi phí vật liệu.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ