Mỹ chỉ trích đồn trú mới của Trung Quốc ở biển Đông

Mỹ chỉ trích đồn trú mới của Trung Quốc ở biển Đông

(GD&TĐ) – Hôm qua (3.8), Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc thiết lập một khu đồn trú quân sự mới ở biển Đông trong khi lại kêu gọi các bên giảm căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.

A Chinese surveillance ship is seen off Scarborough Shoal in the South China Sea.
Một tàu do thám Trung Quốc ở gần bãi cạn Scarborough, biển Đông 

 “Chúng tôi lo lắng vì căng thẳng ngày càng cao ở biển Đông và cũng đam theo dõi tình hình một cách chặt chẽ” – Phát ngôn viên Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell nói trong một tuyên bố.

“Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp hành chính “thành phố Tam Sa” và thiết lập một khu đồn trú, giám sát các khu vực tranh chấp ở biển Đông, điều này đi ngược lại với những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết những khác biệt và nguy cơ căng thẳng leo thang trong khu vực” – ông nói.

Ông Ventrel nói rằng “Mỹ thúc giục tất cả các bên có những bước đi để giảm bớt căng thẳng”.

Trung Quốc cho biết mình kiểm soát phần lớn biển Đông, nhưng một số quốc gia láng giềng đều lên tiếng đòi chủ quyền trong khu vực này. 

Trong một chuyến thăm Việt Nam năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố Mỹ có một mối quan tâm quốc gia trong việc tự do hàng hải ở biển Đông, nơi một nửa hàng hóa thế giới đi qua.

Ông Ventrel tái khẳng định rằng Mỹ quan tâm tới việc ổn định và “thương mại hợp pháp không bị cản trở” ở biển Đông nhưng Washington không tham gia vào những tuyên bố chủ quyền đối đầu.

Trung Quốc cũng có những tranh chấp khác với liên minh Nhật Bản của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto đã có cuộc đàm phán ở Washington vào hôm qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, phát biểu trong một cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm Morimoto, đã khen ngợi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vì đã cố gắng đối với một bộ quy tắc ứng xử cho biển Đông và kêu gọi có thêm những tiến trình sau này.

“Điều cuối cùng chúng tôi muốn là đối mặt trực tiếp với biển Đông về các vấn đề pháp lý” – ông Panetta nói – “những vấn đề đó nên được giải quyết một cách hòa bình và theo một bộ quy tắc ứng xử. Mỹ sẽ làm bất kỳ điều gì có thể để làm việc với Nhật Bản và các nước khác để đảm bảo rằng đó là phương pháp chúng tôi lựa chọn”.

Bộ quy tắc ứng xử sẽ đưa ra các quy định để làm giảm những tranh cãi về đánh bắt cá, quyền hàng hải hoặc khai thác dầu, khí ga trở thành một cuộc xung đột vũ trang.

Phương Hà (Theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ