Mỹ bị nghi rút gián điệp trong chính phủ Nga về nước vì lo lộ bí mật

GD&TĐ - Theo hãng tin CNN, Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được cho là đã rút một gián điệp cấp cao trong nội bộ chính phủ Nga vì lo ngại đối tượng này bị phát hiện.

TT Mỹ Donald Trump (giữa) nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (trái) và Đại sứ Nga Sergei Kislyak tại Nhà Trắng vào tháng 5 năm 2017. Ảnh: EPA.
TT Mỹ Donald Trump (giữa) nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (trái) và Đại sứ Nga Sergei Kislyak tại Nhà Trắng vào tháng 5 năm 2017. Ảnh: EPA.

CIA đã rút “một trong những nguồn tin bí mật cao cấp nhất” bên trong chính phủ Nga vào năm 2017 – một số quan chức trong chính quyền TT Trump được cho là có thông tin trực tiếp về vấn đề này đã nói với hãng tin CNN.

Theo các nguồn tin giấu tên, giám đốc CIA khi đó là Mike Pompeo đã nói với các quan chức chính quyền rằng có quá nhiều thông tin được đưa ra vào thời điểm đó, gây nguy cơ danh tính của gián điệp trên bị lộ nên đã dẫn đến quyết định đưa gián điệp này rời khỏi Nga.

Một trong những nguồn tin trên cho biết việc loại bỏ gián điệp, vốn được cho là có quốc tịch Nga, là vì lo ngại chính quyền TT Trump có thể vô tình tiết lộ gián điệp này bằng cách xử lý sai thông tin tình báo bí mật.

Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà trắng Stephanie Grisham đã bác bỏ thông tin mà CNN đưa ra và cho rằng thông tin này không chỉ thiếu chính xác mà còn có khả năng khiến nhiều người gặp nguy hiểm.

Giám đốc các vấn đề công cộng của CIA Brittany Bramell gọi thông tin này là “giả”.

Phía Nga vẫn chưa bình luận về vấn đề này.

Trong khi đó hãng tin CNN cho biết họ đã giữ lại “một số chi tiết về gián điệp để giảm nguy cơ” danh tính người này bị lộ.

CIA được cho là đã đưa gián điệp của mình về nước sau một cuộc gặp vào tháng 5/2017 ở Washington giữa TT Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và đại sứ Nga tại Mỹ khi đó là Sergei Kislyak. Hai bên được cho là đã thảo luận về thông tin tình báo bí mật do Israel cung cấp về các hoạt động của IS tại Syria.

Ngay sau cuộc gặp trên, các nguồn tin giấu tên đã nói với tờ The Washington Post rằng một hãng truyền thông Mỹ khác đã có được thông tin mật bị rò rỉ. Tuy nhiên, chính quyền TT Trump gọi tin này là “giả” và sau đó Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Rex Tillerson nói rằng 2 bên chỉ thảo luận về “những nỗ lực chung và mối đe dọa liên quan tới chống khủng bố”, chứ không thảo luận về “các nguồn lực, phương pháp hay các hoạt động quân sự”.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.