Muôn vẻ giáo dục đạo đức và lối sống

Muôn vẻ giáo dục đạo đức và lối sống

(GD&TĐ) - Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên thế giới muôn màu, muôn vẻ. Nhưng, dù cứng rắn hay mềm dẻo, thậm chí có sắc thái tôn giáo... tất cả đều vì mục đích rèn luyện nhân cách vững vàng của con người để phù hợp với mỗi nền văn hóa. Hãy xem các quốc gia trên thế giới giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ như thế nào.

Giáo dục đạo đức bằng... cầu nguyện

Sự sẻ chia, tính cộng đồng trong giáo dục lối sống giúp học sinh đẩy lùi tính ích kỷ
Sự sẻ chia, tính cộng đồng trong giáo dục lối sống giúp học sinh đẩy lùi tính ích kỷ
 

Tại đất nước Bubul Kumar borah - nhân viên Ngân hàng tại Assam (Ấn Độ), các trường học luôn bắt đầu bằng việc cầu nguyện vào mỗi buổi sáng. Chính trong thời gian cầu nguyện, học sinh được học các bài học về đạo đức qua việc thẩm thấu ý nghĩa từ các câu chuyện, những câu nói của người vĩ đại. Việc cầu nguyện còn hướng tới mục đích dạy học sinh biết tuân theo kỷ luật và có hành vi tốt.

Những bài học về đạo đức còn lồng ghép thông qua các hoạt động khác nhau như trồng cây, sửa đường, dọn vệ sinh... nói chung là các hoạt động công ích. Thông qua đó, học sinh được học về tinh thần đồng đội, về tình anh em, tình đoàn kết, sự gắn bó, chia sẻ...

Giáo viên Ấn Độ ngày nay không còn quá nghiêm khắc đối với học sinh nhưng rất tận tụy với việc dạy học. Họ phải qua vòng thi tuyển với bài kiểm tra rất khắt khe. Do đó, mỗi giáo viên khi được chọn đều là những người xuất sắc. Chính phủ Ấn Độ cũng yêu cầu giáo viên phải dạy thêm cho học sinh kém hay những học sinh có chỉ số IQ thấp. Đó là lý do tại sao mọi người làm nghề này phải nghiêm túc và tận tụy với việc dạy học để trao kiến thức cho học sinh với những khả năng nhận thức khác nhau.

Câu nói của một người nổi tiếng tên là Swami Vivekanand tại đất nước chúng tôi: “Món quà kiến thức cao cả hơn món quà về thực phẩm, quần áo và cao cả hơn việc trao tặng sự sống cho một người. Bởi vì cuộc sống thực sự của một người bao gồm kiến thức. Thiếu hiểu biết là chết, có kiến thức là sống”.

Không có môn Giáo dục công dân

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sẽ giúp các em tự tin bước vào tương lai
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sẽ giúp các em tự tin bước vào tương lai 
 

Nick Ho – Kiểm toán viên người Canada và các bạn tôi được học tập trong một môi trường tự do và rất bình đẳng giữa học sinh và giáo viên. Bậc trung học, chúng tôi không học Giáo dục công dân như Việt Nam mà chỉ có môn Tâm lý xã hội, nhưng đây lại là môn học không bắt buộc. Các học sinh cũng được tiếp cận với hình thức đào tạo tín chỉ từ thời trung học nên đòi hỏi tính chủ động, tự giác cao trong học tập. Khi lên ĐH, nếu sinh viên muốn nói chuyện phải đi ra ngoài để không ảnh hưởng đến hoạt động của lớp.

Tại Canada, lương giáo viên do Chính phủ trả, học sinh lại được nuôi đến năm 18 tuổi nên giáo viên không bị lệ thuộc vào học phí hay học thêm. Họ dồn mọi tâm sức cho việc dạy học và mong muốn, yêu cầu được học sinh tôn trọng. Môi trường trong lớp rất tự do, học sinh có thể thoải mái đặt câu hỏi và giáo viên luôn sẵn sàng giải đáp. Giáo viên nào cũng mong muốn trong giờ dạy của mình học sinh sẽ hỏi thật nhiều, hoàn toàn không học kiểu đọc chép. 

Quan trọng nhất là cách cho điểm, đó là điểm thật, đánh giá đúng năng lực của học sinh, nếu không đạt nhà trường cho nghỉ học, không có chuyện “xin” điểm. Thêm nữa, giáo viên giảng dạy không phải là người chấm bài thi cuối kỳ mà có đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ chấm thi. Việc chấm bài do đó không thiên về cảm tính, thiên vị, từ đó không có tiêu cực.

Học sinh cá biệt chỉ đến mức không làm bài tập

Nơi Ellen Nguyễn - Du học sinh Úc đang học là một trường của Thiên chúa giáo, học sinh rất ít, cả khối chỉ vẻn vẹn 60 học sinh. Trong đó, tất cả đều đã theo học tại đây từ mẫu giáo đến lớp 12. Có thể nói, ở đây không có học sinh cá biệt, “nổi bật” nhất cũng chỉ đến mức trốn học hay không làm bài tập về nhà.

Ở đây, đạo đức, lối sống tất nhiên được dạy trong các nhà trường, nhưng không hẳn là một môn học chính thức, kiểu như môn Đạo đức hay Giáo dục công dân. Từ khi học ở bậc mầm non, trẻ em đã được giáo viên giáo dục về đạo đức. Điều đáng nói là, các giáo viên người Úc đều rất giàu kinh nghiệm và nhiệt tình giảng dạy. Các trường học, kể cả công lập và tư thục đều phải áp dụng các tiêu chuẩn cao về chất lượng lẫn đạo đức, trong các vấn đề như chương trình học, bằng cấp của đội ngũ giáo viên giảng dạy, các thiết bị chuyên môn...

Tôi cũng như các học sinh ở đây rất được chú trọng rèn luyện về kỹ năng sống. Dù chỉ được dạy lồng ghép với các môn học khác, nhưng cách giáo viên dạy luôn giúp học sinh “thấm đẫm” một cách tự nhiên nhất. Nếu chúng tôi phạm lỗi giống như một học sinh cá biệt thì hình phạt sẽ được các giáo viên áp dụng là bắt đi nhặt rác, quét sân trường...  Tất nhiên là sau đó sẽ có một cuộc trao đổi thẳng thắn giữa học sinh và giáo viên. Nếu tình hình trầm trọng hơn, giáo viên sẽ gọi điện về gia đình, yêu cầu phụ huynh cho con đến gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý.

Bảo đảm môi trường hạnh phúc

PGS.TS Nguyễn Dục Quang  - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam dành thời gian một năm thực hiện đề tài tìm hiểu về giáo dục đạo đức của một số nước trên thế giới. 

Theo nghiên cứu của PGS, tại Mỹ, việc giáo dục đạo đức hướng tới mục tiêu cung cấp cho học sinh những kiến thức và cơ hội thực hành, vận dụng để xây dựng được một nền tảng tính cách bền vững, hài hòa dựa trên ba mục tiêu lớn của cuộc đời; giáo dục học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, hiểu biết và có thể tham gia hiệu quả vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Các phương pháp nước này sử dụng để giáo dục đạo đức cho học sinh là: Nêu gương; giải thích; cổ vũ, khích lệ; trải nghiệm và kỳ vọng vào sự ưu tú.

Đất nước Nhật Bản lại hướng mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tới bồi dưỡng tinh thần tôn trọng nhân phẩm con người, trân trọng cuộc sống; nỗ lực kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống, tạo dựng một nền văn hóa phong phú về mặt cá nhân; nỗ lực hình thành và phát triển xã hội và quốc gia dân chủ; đóng góp vào việc xây một cộng đồng thế giới hòa bình; có khả năng ra quyết định độc lập và bồi dưỡng ý thức đạo đức. Tại Nhật, giáo dục đạo đức với tư cách là một môn học độc lập; đồng thời qua các môn học trong nhà trường, những môn học đặc biệt và giáo dục đạo đức thông qua hoạt động hàng ngày.

Rút ra một số bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam, nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Dục Quang kết luận: Vấn đề đạo đức phải gắn với những đặc điểm văn hóa, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh cần tập trung nhấn mạnh những điểm cần thiết, nhưng phải gắn với mục tiêu giáo dục cấp học, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra; Giáo dục đạo đức học sinh được thực hiện qua nhiều con đường, cách thức, phương pháp cụ thể; Sử dụng các phương tiện giáo dục đạo đức cũng là một vấn đề được các nước quan tâm. 


Hiếu Nguyễn  (ghi)

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.