Muôn kiểu tránh thai kì lạ của mỹ nữ Trung Quốc cổ đại

Dưới thời phong kiến, một số kiểu tránh thái quái lạ được phụ nữ Trung Quốc sử dụng. Những cách này không chỉ được dân thường biết đến mà còn được các cung tần mỹ nữ tin dùng mà không rõ hiệu quả đạt được trên thực tế như thế nào.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Sử dụng xạ hương

Một trong những kiểu tránh thái quái lạ được phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến biết đến rộng rãi là sử dụng xạ hương. Đây thực chất là một chất thơm lấy từ hạch sát dương vật của con cầy hương đực.

Tương truyền, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các cung tần mỹ nữ hay gái lấu xanh bôi xạ hương lên rốn để có làn da mịn màng, hương thơm làm say đắm lòng người và sẽ không bao giờ có thai.

muon kieu tranh thai ki la cua my nu trung quoc co dai hinh anh 1

Hình minh họa.

Dùng nghệ tây

Sử sách Trung Quốc có đề cập đến một biện pháp tránh thai của phụ nữ thời phong kiến là dùng nghệ tây. Đây được xem là phương pháp tránh thai hiệu quả trong chốn cung đình.

Khi hoàng đế sủng hạnh một phi tần mỹ nhân nào mà không muốn có con với họ thì sẽ sai thái giám treo ngược người lên.

Kế đến, họ sẽ dùng nước từ nghệ tây để vệ sinh vùng kín. Việc làm này được cho là sẽ khiến các cung tần mỹ nữ không mang thai nếu như không có sự đồng ý của hoàng đế.

Tránh thai bằng quả hồng

Trung Quốc thời phong kiến còn có một bài thuốc dân gian giúp phụ nữ tránh thai bằng tai quả hồng. Sau cuộc "ân ái", người phụ nữ sẽ ăn 7 tai quả hồng sấy trên ngói cho khô với nước sôi để nguội mỗi ngày.

Làm liên tục như trên trong 49 ngày thì trong 1 năm người phụ nữ sẽ không mang thai. Để việc tránh thai hiệu quả, người phụ nữ không được ăn hồng trong khoảng thời gian trên. Nếu như muốn mang thai trở lại thì người phụ nữ ăn thêm 7 tai hồng.

Theo Kiến Thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.