Muốn biết bản chất một người như thế nào, hãy nhìn vào 4 điểm này
Quyết định tại thời điểm phải đối mặt với lợi ích
Con người ai ai cũng có phần thích được hưởng lợi, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau. Khi đối mặt với lợi ích, nhiều người sẽ rũ bỏ lớp ngụy trang của mình để hiển lộ ra bản chất thật. Do đó, đây là một trong những thời điểm tốt nhất để đánh giá người khác.
Nếu một người nào đó sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà gạt bỏ lương tâm, gạt bỏ tình thân, thậm chí từ bỏ cả đạo nghĩa, thì người như vậy có ai còn dám tin tưởng hay không? Tốt nhất là vẫn nên tránh xa người như vậy. Nếu không một khi có xung đột ảnh hưởng đến lợi ích với người đó, bạn nhất định sẽ cảm thấy thất vọng và thương tâm!
Còn nếu một người khi đối diện với lợi ích, không bỏ đi các nguyên tắc nội tâm, nhất mực kiên định với đạo đức tín ngưỡng, có thể luôn coi trọng quan hệ gia đình, người này nhất định không phải kẻ tiểu nhân coi lợi ích trên hết, chắc chắn sẽ có một lựa chọn đáng tôn trọng trong mọi tình huống.
Muốn biết khả năng giữ chữ tín của một người đạt đến mức nào, đừng ngại dùng cách này, giao cho họ một công việc và hãy để họ tự đưa ra khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc này, sau cùng xem thời gian hoàn thành có đúng như thời gian đã hứa hay không.
Nếu như họ giữ đúng thời gian như đã hứa thì họ là người biết giữ chữ tín, ngược lại nếu như không đúng thời gian đã định thì thành tín của người này có vấn đề.
Đương nhiên, chỉ cần dùng một cuộc hẹn cũng có thể nhìn ra sự thành tín của một người. Có thể một lần khó đánh giá, nhưng nhiều lần xảy ra thì phải nhìn nhận lại sự thành tín của người này.
Thái độ đối xử với cha mẹ
Không ít người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, trong khi với người nhà thì dễ bộc lộ những thói quen xấu hơn. Đây là điều hết sức bình thường theo tâm lý học. Vì vậy, những ai luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với những người thân cận nhất, thì đó quả là một người đáng khâm phục!
Trong Luận Ngữ có câu chuyện kể như sau: Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tử nói: “Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc, con em hết lòng phụng sự, có cơm rượu mời cha anh xơi trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”
Cách đối đãi với những người có địa vị thấp hơn họ
Đối với người trên không khúm núm, đối với người dưới không kiêu ngạo – đây nhất định là hành xử của một người có phẩm chất tốt.
Nếu một người luôn xu nịnh tâng bốc người trên, lại coi thường khinh miệt người dưới, thì cá nhân đó hẳn là không có đạo đức tu dưỡng tốt và chúng ta không nên giao thiệp thân cận với họ. Những người có đạo đức giáo dưỡng, thì đối với bất kỳ cá nhân nào đều luôn tôn trọng, ngay cả khi giao tiếp với những ai có địa vị thấp kém hơn, họ cũng sẽ không tỏ ra kiêu ngạo.