Bắt đầu từ “thảm họa cá kiếm”
Các cuộc biểu tình rầm rộ ở 40 thành phố và thị trấn của Ma Rốc (Rabat, Casablanca, Marrakech, Tangier, Tetouan, Fez và một số nơi khác) trong ba ngày qua đã trở thành một sự kiện bi thảm. Tình hình càng trầm trọng hơn khi ở Ma Rốc, từ 30 - 40% dân số có cuộc sống rất khó khăn và quan hệ của họ rất căng thẳng với người Ả Rập. “Tất cả chúng ta là Muhsin” - Những người biểu tình hét lên.
Câu chuyện bắt đầu từ việc cảnh sát buộc tội người bán cá Muhsin Fikri (31 tuổi) vi phạm pháp luật: Ông ấy đã cố tình bán 500 kg cá kiếm trái quy định. Theo luật, Tunisia cấm đánh bắt cá cho hai tháng trong năm - từ 1/10 – 30/11. Tại cơ quan cảnh sát của thành phố ven biển Al Hoceima, người đàn ông đã bị bắt giữ sau khi xác định hành vi vi phạm pháp luật.
Khi cảnh sát đã cố gắng để xử lý hàng hóa bị tịch thu bởi một xe tải chở rác, người bán cá tức giận quyết định ngăn chặn họ bằng cách nhảy vào xô xát. Hành động này khiến Muhsin Fikri tử vong. Hình ảnh thi thể của Muhsin Fikri đầy thương tâm ngay lập tức được phát tán trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, theo một số nhân chứng, rất có thể Muhsin Fikri đã tự sát.
Quyết không để tái diễn kịch bản “Mùa xuân Ả Rập”
Những cuộc biểu tình rầm rộ ở Ma Rốc gợi nhớ đến kịch bản “Mùa xuân Ả Rập” ở Tunisia sáu năm về trước, đánh dấu sự khởi đầu của một loạt các cuộc “cách mạng nổi tiếng” ở các nước Bắc Phi và Trung Đông. Lý do dẫn đến các cuộc biểu tình là hành động tự thiêu của Mohamed Bouazizi - một người buôn hoa quả bị tịch thu hàng hóa.
Theo Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Phi (Nga) Leonid Fituni thì “mức sống của người Berber thấp hơn so với những người Ả Rập, các vấn đề xã hội trong khu vực tái định cư của họ là nghiêm trọng hơn, do đó không ngạc nhiên khi cái chết của một người trong bộ lạc đã thổi bùng cuộc biểu tình rộng khắp”.
Tuy nhiên, khác với Tunisia cách đây 6 năm, Ma Rốc đã nhanh chóng kiểm soát tình hình. Vua Mohammed VI của Ma Rốc đã phản ứng một cách nhanh chóng, ông cử Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Hassadim cấp tốc đến Al Hoceima trực tiếp điều tra.
“Mọi tội lỗi đã được làm rõ và phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật” - Ông Hassadim cam kết. Ngày 1/11, theo yêu cầu của Văn phòng Công tố viên, 11 người đã bị bắt, trong số đó có 2 cảnh sát, 2 nhân viên kiểm soát đánh cá và người đứng đầu dịch vụ thú y địa phương. Ngoài ra, theo hãng thông tấn MAP, khoảng 20 người khác đã bị thẩm vấn.
Theo bà Elena Suponina, cố vấn Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, phản ứng kịp thời của chính quyền đã giúp giảm bớt căng thẳng. Cũng theo lời bà Elena Suponina thì đại diện của nhà vua đã đến thăm khu vực, cung cấp hỗ trợ vật chất cho gia đình của người quá cố, gặp gỡ với những người biểu tình…
Các nhà chức trách Ma Rốc đã ý thức rất rõ bài học từ những sự kiện ở Tunisia. “Nhà vua ở Ả Đông được coi là một trọng tài công bằng” - Elena Suponina giải thích. Đồng ý với đánh giá này, Leonid Fituni khẳng định, ở Ma Rốc có một hệ thống rất hiệu quả để đối phó với sự bất mãn phổ biến.
Nhờ vào hệ thống này, chính quyền đã có thể hoá giải các phong trào phản đối lan rộng vào năm 2011, không để Ma Rốc rơi vào cảnh hỗn loạn như ở các nước Bắc Phi khác như Tunisia, Ai Cập, Libya. Các cuộc biểu tình, trong đó hàng chục ngàn người đã tham gia, đã được tổ chức trong bốn tháng - từ tháng 2 đến tháng 6. Trước những người biểu tình, nhà vua công bố chương trình cải cách hiến pháp, quyền của Quốc hội và chính phủ. Ngoài ra, ngôn ngữ Berber có tư cách chính thức - bước này làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các sự kiện diễn ra gần đây cho thấy mâu thuẫn xã hội còn khá sâu sắc và là mầm mống cho sự bất ổn trong lòng đất nước Ma Rốc.