Mưa lũ ở Bình Định: Một người chết, hơn 16.500 căn nhà bị ngập, giao thông chia cắt

GD&TĐ - Mưa to, lũ lên nhanh khiến nhiều nơi ở Bình Định ngập sâu trong nước; mưa lũ cũng gây nhiều thiệt hại, đặc biệt làm sạt lở nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương, bờ sông, đê suối ở nhiều nơi.

Các khu dân cư, tuyến đường liên xã ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước đang chìm sâu trong biển nước. Ảnh: Vụ TTCĐ TH.
Các khu dân cư, tuyến đường liên xã ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước đang chìm sâu trong biển nước. Ảnh: Vụ TTCĐ TH.

Sáng 30/11, Văn phòng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, cho biết, mưa lũ đã làm một người chết.

Nạn nhân là bà Đinh Thị Đát (SN 1956, ở thôn 3 xã An Dũng, huyện An Lão) đi làm rẫy qua vùng nước chảy xiết bị nước cuốn trôi. Lực lượng địa phương đã tìm thấy thi thể bà Đát chiều 29/11.

Người dân phường Bình Định (thị xã An Nhơn) xắn quần lội nước lũ. Ảnh: Vụ TTCĐ TH.
Người dân phường Bình Định (thị xã An Nhơn) xắn quần lội nước lũ. Ảnh: Vụ TTCĐ TH.

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định thống kê đến sáng 30/11, toàn tỉnh có hơn 16.500 căn nhà bị ngập; nhiều nhất là huyện Tuy Phước với gần 11.000 căn.

Nhiều vùng trũng thấp tại các xã Phước Hòa, Phước Quang, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng… của huyện Tuy Phước bị ngập từ 2 ngày qua; giao thông chia cắt vì nhiều tuyến đường ngập sâu.

Tại huyện miền núi An Lão, mưa lũ kéo dài đã gây sạt lở đất, lấp các tuyến đường liên xã, gây chia cắt đối với các xã An Toàn, An Vinh.

Đến sáng 30/11, nhiều điểm sạt lở mới tiếp tục xuất hiện, chưa thể khắc phục.

Nước lũ tràn vào một ngôi nhà ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) lúc nửa đêm. Ảnh: Vụ TTCĐ TH.
Nước lũ tràn vào một ngôi nhà ở xã Phước Nghĩa (huyện Tuy Phước) lúc nửa đêm. Ảnh: Vụ TTCĐ TH.

Mưa lớn kéo dài, gây ngập sâu tại nhiều tuyến đường; tuyến đường ĐT639 bị ngập sâu nhiều đoạn chia cắt cả huyện An Lão với các địa phương khác. Nhiều cây cầu giao thông trọng yếu bị ngập sâu, sạt lở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...