Mua lon nước ngọt uống, người đàn ông kinh hoàng phát hiện có chuột chết bên trong?

GD&TĐ - Damien, một kỹ sư máy tính Pháp cáo buộc có chuột chết bên trong lon nước ngọt mà anh vừa mua. 

Mua lon nước ngọt uống, người đàn ông kinh hoàng phát hiện có chuột chết bên trong?

Damien, 34 tuổi, cho biết đã ăn pizza tại một nhà hàng gần nhà và mua một lon nước ngọt trên đường về.

Anh tiết lộ đã cảm thấy trọng lượng của lon nước nặng hơn bình thường. Tuy nhiên, cho đến khi mở ra uống, một con chuột chết trong lon nước ngọt khiến Damien kinh hoàng.

Xác chuột chết trong lon nước ngọt.
Xác chuột chết trong lon nước ngọt.

Ngay lập tức, anh đã gọi cho trụ sở chính của hãng tại Pháp. Theo Damien, công ty đã yêu cầu anh giữ máy khá lâu và một mực khẳng định không bao giờ có chuột chui vào trong lon.

Sau đó, hãng nước ngọt này tiếp tục gửi cho Damien một lá thư, nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, không hề có chuột trong nhà máy của họ.

Chàng kỹ sư máy tính đã ngay lập tức liên hệ với công ty.
Chàng kỹ sư máy tính đã ngay lập tức liên hệ với công ty.

Mặt khác, công ty cũng yêu cầu Damien gửi lại lon nước ngọt cho họ để kiểm tra, nhưng anh đã dứt khoát từ chối và cho rằng đó là bằng chứng duy nhất của anh trong vụ việc này.

Lon nước ngọt hiện được Damien cất trong tủ lạnh.

Hãng sản xuất nước ngọt khẳng định không hề có chuột vào lon nước.
Hãng sản xuất nước ngọt khẳng định không hề có chuột vào lon nước. 

Damien tiếp tục báo cảnh sát về sự việc này, nhưng họ từ chối hành động. Thậm chí, anh ta còn tới bệnh viện kiểm tra và xét nghiệm máu, để chắc chắn không mắc bệnh lây qua nước tiểu chuột.

Trong khi đó, công ty đã gửi tặng Damien 6 thùng nước ngọt như một cử chỉ thiện chí.

Theo Daily Star

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.