Mùa "lộc trời" người dân Nghệ An không dám rời ruộng, vớt tiền triệu mỗi ngày

GD&TĐ - Trời tối đen, gió rét, trên cánh đồng xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) sáng chi chít ánh đèn pin. Người dân thấp thỏm canh mặt nước, thấy rươi bắt đầu mọc đỏ ruộng thì dầm mình vớt "lộc trời".

Ngày cao điểm rươi mọc đỏ ruộng, người dân xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thu về cả chục triệu.
Ngày cao điểm rươi mọc đỏ ruộng, người dân xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) thu về cả chục triệu.

Vùng đất Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên) là nơi duy nhất của Nghệ An có rươi sinh trưởng. Mùa rươi trong năm cũng rất ngắn, vào dịp tháng 10 âm lịch (cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch) nhưng không phải ngày nào cũng có rươi để vớt.

Thông thường, mỗi mùa chỉ có vài ba ngày cao điểm. Vì vậy, người dân thường phải túc trực, canh mặt nước, thấy rươi bắt đầu mọc là gọi nhau ra đứng vớt liên tục không dám bỏ ruộng.

Xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) là nơi duy nhất của Nghệ An có loại đặc sản "rươi" sinh trưởng.
Xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) là nơi duy nhất của Nghệ An có loại đặc sản "rươi" sinh trưởng.
Rươi được dân gian gọi là "rồng đất", sống dưới lớp bùn lầy dưới ruộng khu vực gần sông. Để thu hoạch được rươi, người dân thường rào quanh ruộng của mình bằng lưới, đào lạch để dẫn nước từ ngoài sông vào ruộng. Khi rươi “mọc” nổi lên mặt ruộng thì tháo nước để vớt.
Rươi được dân gian gọi là "rồng đất", sống dưới lớp bùn lầy dưới ruộng khu vực gần sông. Để thu hoạch được rươi, người dân thường rào quanh ruộng của mình bằng lưới, đào lạch để dẫn nước từ ngoài sông vào ruộng. Khi rươi “mọc” nổi lên mặt ruộng thì tháo nước để vớt.
Trước kia rươi "mọc" ngoài đồng, được người dân vớt để làm thức ăn hay làm mắm (ruốc) ăn dần. Khoảng 15 năm trở lại đây, rươi trở thành đặc sản. Rươi trở thành đặc sản giá thành cao, người dân cũng không đi vớt tự do nữa, mà ruộng nhà ai, người nấy rào lưới để khai thác.
Trước kia rươi "mọc" ngoài đồng, được người dân vớt để làm thức ăn hay làm mắm (ruốc) ăn dần. Khoảng 15 năm trở lại đây, rươi trở thành đặc sản. Rươi trở thành đặc sản giá thành cao, người dân cũng không đi vớt tự do nữa, mà ruộng nhà ai, người nấy rào lưới để khai thác.
Rươi thường "mọc" vào buổi tối hoặc nửa đêm về sáng. Trời rét, nhưng ngoài đồng, ánh đèn pin sáng chi chít, người dân đổ ra đồng, trực "săn" rươi vào thời điểm hiếm có này.
Rươi thường "mọc" vào buổi tối hoặc nửa đêm về sáng. Trời rét, nhưng ngoài đồng, ánh đèn pin sáng chi chít, người dân đổ ra đồng, trực "săn" rươi vào thời điểm hiếm có này.
Trang phục ra đồng là ủng, quần mưa cùng với chiếc đèn pin trên đầu. Bà con dầm mình trong nước lạnh để thu hoạch đặc sản "mọc" từ dưới ruộng lên.
Trang phục ra đồng là ủng, quần mưa cùng với chiếc đèn pin trên đầu. Bà con dầm mình trong nước lạnh để thu hoạch đặc sản "mọc" từ dưới ruộng lên.
Rươi được thương lái thu mua ngay tại ruộng với giá giao động từ 400-500 nghìn đồng/kg. Ngày cao điểm, bà con có thể đứng một chỗ, vớt được hàng chục triệu đồng.
Rươi được thương lái thu mua ngay tại ruộng với giá giao động từ 400-500 nghìn đồng/kg. Ngày cao điểm, bà con có thể đứng một chỗ, vớt được hàng chục triệu đồng.
Cũng vì không phải đầu tư công sức, tiền của nuôi trồng, chăm bón nhưng lại được bán với giá thành cao nên người dân gọi rươi là “lộc trời”.
Cũng vì không phải đầu tư công sức, tiền của  nuôi trồng, chăm bón nhưng lại được bán với giá thành cao nên người dân gọi rươi là “lộc trời”.
Tuy nhiên, rươi là loài thuộc họ giun đất, dễ vỡ khi chạm tay vào, vì vậy, người dân phải cẩn thận dùng vợt để vớt sau đó nhẹ nhàng trút vào xô.
Tuy nhiên, rươi là loài thuộc họ giun đất, dễ vỡ khi chạm tay vào, vì vậy, người dân phải cẩn thận dùng vợt để vớt sau đó nhẹ nhàng trút vào xô.
Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài., Tuy nhiên số ngày may mắn như thế này không nhiều, người dân không dám bỏ ruộng, mà đứng vớt cho đến khi hết rươi mới ra về.
Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài., Tuy nhiên số ngày may mắn như thế này không nhiều, người dân không dám bỏ ruộng, mà đứng vớt cho đến khi hết rươi mới ra về.
Hiện thanh niên trong làng đều rời quê tìm kiếm việc làm ở thành phố lớn. Việc đồng áng cũng như thu hoạch rươi chủ yếu là người lớn tuổi ở nhà. Trong ảnh, cháu Hồ Sỹ Nam (7 tuổi, xóm Nhân 2, xã Châu Nhân) theo bà ra ruộng đòi xuống vớt rươi.
Hiện thanh niên trong làng đều rời quê tìm kiếm việc làm ở thành phố lớn. Việc đồng áng cũng như thu hoạch rươi chủ yếu là người lớn tuổi ở nhà. Trong ảnh, cháu Hồ Sỹ Nam (7 tuổi, xóm Nhân 2, xã Châu Nhân) theo bà ra ruộng đòi xuống vớt rươi.
Niềm vui của người dân khi thu hoạch được lượng lớn rươi vào dịp hiếm có trong năm.
Niềm vui của người dân khi thu hoạch được lượng lớn rươi vào dịp hiếm có trong năm.
Rươi Châu Nhân được thương lái đến tận ruộng để thu mua. Loại đặc sản này giàu chất dinh dưỡng được người dân nuôi tự nhiên, người dân chỉ cày xới đất ruộng cho tơi xốp, không được cho thuốc tăng trưởng hay phân hóa học, nếu không rươi sẽ chết. Vì vậy, rươi Châu Nhân được các nhà hàng ưa chuộng, săn lùng.
Rươi Châu Nhân được thương lái đến tận ruộng để thu mua. Loại đặc sản này giàu chất dinh dưỡng được người dân nuôi tự nhiên, người dân chỉ cày xới đất ruộng cho tơi xốp, không được cho thuốc tăng trưởng hay phân hóa học, nếu không rươi sẽ chết. Vì vậy, rươi Châu Nhân được các nhà hàng ưa chuộng, săn lùng.
Để đảm bảo hộ dân nào cũng có thể "trồng" loại đặc sản này, chính quyền xã Châu Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An đã phân chia ruộng. Rươi được xem là "lộc trời" nên không phải ruộng ai cũng nhiều rươi, có nhà thu chục triệu nhưng có nhà thu nhập ít hơn. Tuy nhiên, rươi vào ruộng nhà nào, nhà ấy thu hoạch, không có việc tranh giành lẫn nhau. Ai có nhiều thì bà con trong xóm sẽ mừng cho người đó.
Để đảm bảo hộ dân nào cũng có thể "trồng" loại đặc sản này, chính quyền xã Châu Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An đã phân chia ruộng. Rươi được xem là "lộc trời" nên không phải ruộng ai cũng nhiều rươi, có nhà thu chục triệu nhưng có nhà thu nhập ít hơn. Tuy nhiên, rươi vào ruộng nhà nào, nhà ấy thu hoạch, không có việc tranh giành lẫn nhau. Ai có nhiều thì bà con trong xóm sẽ mừng cho người đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ