Múa lân sư rồng mừng Xuân Kỷ Hợi

GD&TĐ - Sáng ngày mồng 1 Tết, trong không khí mừng xuân Kỷ Hợi, tại Tổ đình Bửu Long (TP Hồ Chí Minh) tổ chức biểu diễn múa lân rồng. Đây là một trong những hình thức múa dân gian với ước vọng cầu mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc.

Múa lân ở Tổ đình Bửu Long sáng mồng 1 Tết.
Múa lân ở Tổ đình Bửu Long sáng mồng 1 Tết.

Theo quan niệm của người Việt, những màn múa lân chào năm mới không chỉ giúp đem lại không khí tươi vui mà còn giúp xua đuổi tà khí, giúp mọi việc khởi đầu thuận lợi, may mắn, đem đến thái bình, thịnh vượng cho mọi nhà.

Truyền thuyết kể rằng, lân vốn là con vật sống ở biển, mỗi năm xuất hiện một lần bắt người và thú ăn thịt. Con vật lạ đó là nỗi kinh hoàng cho làng xa, xóm gần.

Múa lân chào năm mới với mong muốn sự thịnh vượng, phát đạt.
Múa lân chào năm mới với mong muốn sự thịnh vượng, phát đạt.

Một ngày kia, có ông thổ địa xuất hiện (do Đức Phật Di Lặc hóa thân) với khuôn mặt có miệng cười toe toét, đôi mắt hiền từ, chiếc bụng phệ tay cầm cụm cỏ thi nhử con vật. Con vật đã theo ông, ông dạy cho nó biết ăn cỏ và dạy cho nó biết nhảy múa làm vui cho mọi người.

Cuộc sống thanh bình trở lại và từ đó mọi người tin khi kỳ lân xuất hiện sẽ đem lại sự thái bình, an lạc, mọi người làm ăn phát tài, phát lộc.

Tổ Đình Bửu Long, toạ lạc trên một ngọn đồi phía nam thuộc Công Viên Lịch Sử và Văn Hoá Dân Tộc, số 81, Đường Nguyễn Xiển, Tổ I, Ấp Thái Bình I, phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Tông) trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Vào những ngày Tết, bạn có thể đưa gia đình đến đây để tham quan cũng như cầu phúc cho gia đình ngày đầu năm.

Các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng
Các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng 

Đến chùa, ngoài việc chiêm bái, lễ Phật, khách hành hương có thể đi dạo bên trong khuôn viên với nhiều cây xanh, thoáng mát hoặc ngắm Sài Gòn và các tỉnh lân cận từ trên cao. Phật tử phương xa tìm đến chùa còn để tận mắt ngắm nhìn những viên Xá lợi Phật ngọc được đặt trên tầng tháp cao nhất.

Cũng với đó, Tổ đình Bửu Long cũng tổ chức múa lân mừng năm mới. Với các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng như Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng... Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn múa trên các giàn sắt cao với nhiều động tác cực kỳ ngoạn mục. Từ múa lân, nhiều nơi còn tạo dựng thành múa sư tử, múa rồng.

Nghệ thuật biểu diễn múa lân sư rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của người Á Đông, Lân con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và mọi việc trong năm được thuận lợi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.