Một số gợi ý khi tiến hành dự giờ của giáo viên

GD&TĐ - Mời các bạn tham khảo một số gợi ý khi tiến hành dự giờ của giáo viên để hoạt động này đạt hiệu quả cao.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

1. Trước khi dự giờ:

- Mỗi giáo viên cần xác định được trọng tâm của tiết dự giờ, có nghĩa là những điểm chính mà bạn sẽ quan sát, tập trung trong suốt tiết dạy và đánh giá rút kinh nghiệm;

Lưu ý: Các trọng tâm này là một phần trong chương trình, kế hoạch giảng dạy của bạn và chính những phần này bạn đã, đang và sẽ tiến hành giảng dạy cho học sinh của mình trong giai đoạn gần đó;

- Sắp xếp xem bạn sẽ ghi chép lại những nội dung của tiết dự giờ vào đâu, điều này nên được tiến hành thường xuyên, bạn có thể sử dụng các phiếu ghi chép sau đó lưu vào hồ sơ hoặc có thể ghi chép trong sổ dự giờ;

- Quyết định xem bạn nên ghi chép theo cách nào, có thể là ghi chép tỉ mỉ tất cả mọi việc diễn ra trong tiết dạy hoặc có thể dùng một ký hiệu cho các nhân tố chung cụ thể hoặc có thể chỉ tập trung vào các điểm liên quan chính đến các trọng tâm đặt ra trong tiết dạy.

Lưu ý: Bạn có thể thấy rằng nếu ghi chép tất cả mọi thứ để tham khảo và nêu bật các điểm cụ thể mà bạn muốn trao đổi, phản hồi có liên quan đến các trọng tâm đặt ra và các nhân tố chính khác mà bạn thấy hay trong tiết dạy. 

Điều này bởi vì bạn có thể sử dụng chính những tiết dạy thành công để làm những ví dụ, chuyển tải các ý mà bạn đã ghi chép để làm tài liệu tham khảo cho phần bài soạn cho học sinh của mình. 
Điều này cũng giúp cho bạn có đủ thông tin để giám sát quá trình tiến bộ cụ thể của từng giáo viên trong suốt thời gian giảng dạy, theo dõi từng tiến bộ đạt được và từng khó khăn mà giáo viên gặp phải.

- Đặt lịch dự giờ thống nhất với giáo viên trước (nếu cần);

- Nếu có các thành viên khác dự giờ cùng bạn thì bạn phải đảm bảo rằng mọi người phải ý thức được các nguyên tắc dự giờ và lưu ý những gì họ không nên làm.

2. Trong quá trình dự giờ:

- Bạn nên ngồi ở một vị trí nào đó mà không trực diện với giáo viên đứng lớp và học sinh, nếu có thể được thường nên ngồi sau và vào phía bên cạnh lớp. Nếu có một số người khác cùng dự giờ thì bạn cũng đảm bảo rằng họ làm như vậy;

- Quan sát những nguyên tắc chính của việc dự giờ:

- Không nên nói chuyện hoặc phân tán sự tập trung trong lớp vào bất cứ thời điểm nào trong tiết dạy

- Không trao đổi với học sinh trong tiết dạy trừ khi bạn muốn hỏi học sinh một số câu hỏi để đánh giá hoặc quan sát việc học của học sinh trong phần phát triển bài

- Không được nói chuyện, trao đổi với những người khác trong suốt tiết dự giờ;

- Quan sát tất cả các nhân tố của tiết dạy nhưng tập trung vào các trọng tâm;

- Quan sát học sinh một cách cẩn thận, chứ không chỉ quan sát giáo viên.

- Cảm ơn giáo viên đứng lớp vào cuối tiết dạy.

3. Sau tiết dạy:

- Cần phải tiến hành trao đổi rút kinh nghiệm, phản hồi bởi vì giáo viên dạy thường muốn được chia sẻ ý kiến và lắng nghe ý kiến từ phía bạn

- Trao đổi rút kinh nghiệm nên tiến hành ở một chỗ thuận lợi, nơi mà bạn không bị phiền hà và cảm thấy thoải mái

- Cố gắng trao đổi rút kinh nghiệm theo cách này vì nó chứng tỏ tính hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng cho giáo viên: “Để người dạy tự phản ánh, đánh giá việc thực hiện thực tế của tiết dạy, sau đó cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để có những điều chỉnh, thay đổi nhằm làm cho tiết dạy có thể tốt hơn”. Từ đó, giúp cho người dự và người dạy thấy được tính hữu ích của việc dự giờ.

- Trong quá trình trao đổi, yêu cầu người dạy cho nhận xét, ý kiến về tiết dạy của họ (có thể hỏi xem họ thấy phần nào tiến hành tốt, phần nào chưa tốt, làm thế nào để cải thiện cho tốt hơn,v.v.).

- Bạn có thể hỏi người dạy đề cập đến các mục đích yêu cầu (mục tiêu) đặt ra cho học sinh trong tiết dạy và đã đạt được đến mức độ nào, cần làm gì để đạt được mục tiêu đó.

- Luôn bắt đầu với các ưu điểm trước, nội dung có liên quan đến các trọng tâm đặt ra và đồng thời cũng cần đề cập đến các điểm hay và thành công trong tiết dạy.

* Sau đó đề cập đến các khía cạnh cần bổ sung (đề cập đến các điểm nằm trong trọng tâm trước rồi sau đó mới đến các nhân tố quan trọng khác); Và quan trọng là cần phải đưa ra được những gợi ý nên sửa đổi như thế nào;


-Cần chú ý là làm thế nào để người dạy không cảm thấy bị mất hứng và họ có thể tiếp tục bổ sung, cải thiện cho các tiết dạy tiếp theo.

- Vào một lúc nào đó cần đề cập lại các ưu điểm và thống nhất các điểm cần quan sát trong lần dự giờ tới.

- Nếu thấy cần thiết nên đề ra trọng tâm, thời điểm cho lần dự giờ tiếp theo và cho mọi người biết để tham gia dự giờ.
Lưu ý: Nếu bạn dự giờ cùng người khác bạn cần đảm bảo rằng họ cần tuân thủ theo những hướng dẫn bạn đưa ra.
Theo tieuhocvn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ