Với phổ điểm thi toàn quốc, theo ông Trần Tuấn Khanh, hầu hết các môn đều có sự phân hóa điểm đồng đều, điều này chứng tỏ các đề thi đánh giá sát với chương trình của các môn học; đặc biệt với phổ điểm được phân loại, phân hóa rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học.
Đối với phổ điểm của tỉnh An Giang, ông Trần Tuấn Khanh cũng chia sẻ những phân tích cụ thể, chi tiết như sau:
Môn Tiếng Anh
Phổ điểm môn tiếng Anh thể hiện sự phân hóa của đề thi phù hợp, số học sinh từ 4 đến 6 điểm chiếm 55,11%, số học sinh đạt dưới 3.5 điểm chiếm 19,08 %. Số học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm 5%.
Tỷ lệ học sinh có điểm thi đạt từ 5 trở lên cao hơn so với năm 2016 (8,34%), số học sinh đạt điểm dưới 3.0 giàm nhiều.
Nội dung và mức độ khó của đề thi không gây bất ngờ đối với học sinh và giáo viên, đúng với cấu trúc của đề minh họa.
Môn Toán
Học sinh có điểm từ 8.0 trở lên chiếm 6,24%, điểm khá (từ 6.6 điểm đến dưới 8,0 điểm) chiếm 18,6%; từ 5.0 đến 6.4 chiếm 34,6%.
So với năm 2016, môn Toán có bước tăng đáng kể, đề thi năm nay có phân hóa tốt, học sinh An Giang đạt mức trung bình mode 4,8 điểm. Có khoảng 117 thí sinh chưa nắm vững kỹ thuật toán nên có điểm từ 2.0 trở xuống. Số điểm 9,10 đạt ít (6,24%).
Môn Ngữ Văn
Đề thi có sự phân hóa, phục vụ thiết thực cho việc xét tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Cụ thể, loại giỏi: 4,37% (605/13.840); koại khá: 38,48% (5.326/13.840); loại trung bình: 47,06% (6.513/13.840).
Đề thi vừa sức, mức độ trung bình – khá; đúng theo hướng dẫn, nằm trong chương trình học; có tính mở. Điểm phân hóa dành cho đối tượng học sinh giỏi : 2,0 điểm.
Về kết quả bài làm của học sinh: các trường, giáo viên bộ môn có sự đầu tư giảng dạy tốt hơn các năm trước. Học sinh đã quen với cấu trúc đề thi mới. Học sinh làm bài đạt kết quả khá, giỏi có chuyển biến tích cực so với nhiều năm trước. Song còn nhiều học sinh thiếu tính sáng tạo, chưa thể hiện tư duy cá nhân trong bài làm – kể cả học sinh đạt điểm trung bình.
Môn Hóa học
Phân bố phổ điểm phản ánh khá chính xác chất lượng học tập bộ môn của học sinh, độ khó của đề thi có giảm hơn so với năm học trước, nhưng khá phù hợp với sức học của học sinh khu vực đồng bằng sông cửu long.
Việc tổ chức làm ngân hàng câu hỏi năm nay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành nhiều cụm, tạo điều kiện để giáo viên trên toàn quốc được tham gia, tính dân chủ trong việc làm ngân hàng câu hỏi được thể hiện rất tốt.
Số lượng thí sinh An Giang đạt phân đoạn điểm trung bình đến khá (5.0 – 7.75) là 56.89%, trong khi điểm kém (từ dưới 3.5 điểm) là 543/6.673 chiếm 8,14% phản ánh hiệu quả của công tác ôn tập thi đạt tương đối tốt; số học sinh đạt điểm trung bình so với tổng số học sinh dự thi chiếm 30,79% phản ánh được việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn của toàn tỉnh.
Điểm giỏi chiếm 7.7% số học sinh cho thấy mức độ phân hóa của đề thi cao, để chọn được học sinh vào các đại học tốp trên.
Môn Sinh học
Số thí sinh đạt từ 5.0 điểm – 6.75 điểm chiếm 43,13%, đề thi môn Sinh năm học này ở mức trung bình khá; trong đó số thí sinh đạt điểm 5,0 chiếm 7,73% nguyên nhân do thi tổ hợp môn mà môn sinh lại thi cuối cùng có thể các em bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có thí sinh mệt mỏi hoặc nhiều em không chọn môn sinh là môn xét tuyển đại học, cao đẳng.
Đa số thí sinh đạt điểm trung bình đến khá nhiều. Số thí sinh đạt điểm từ 1,25 đến 2,75 chiếm 2,54%, đề thi không quá khó. Đề thi năm nay có sự phân hóa tốt các đối tượng thí sinh.
Môn Giáo dục công dân
Có 72,66% học sinh đạt điểm giỏi, 27,13% học sinh đạt điểm trung bình - khá. Hầu hết điểm tập trung trong khung từ 7,25 – 9,25. Mức độ đề thi không khó, kết quả trung bình trở lên khá cao.
Ngoài kiến thức các em học được từ sách giáo khoa, môn Giáo dục công dân còn vận dụng kiến thức xã hội, kiến thức thực tế mà các em học được không chỉ từ giáo viên Giáo dục công dân, từ nhà trường mà các em còn học được từ nhiều môn học khác có liên quan và từ kiến thức xã hội.
Môn Lịch Sử
Điểm phân hóa đều, điểm trung bình – khá chiếm 49,56%; từ 2,0 - 4.75 điếm chiếm 45,53%. Tỷ lệ học sinh trên trung bình tăng so với năm 2016 (năm 2016: 33,06%). Điểm khá giỏi chiếm 4.51%. Chất lượng đề thi không quá khó, nhưng cũng không dễ dàng đạt điểm cao.
Môn Địa lý
Tuy có nhiều mã đề khác nhau, nhưng các đề thi vẫn theo cấu trúc như Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó qua các đề minh họa và thử nghiệm. Đề thi có 40 câu được thể hiện từng nội dung: địa lý tự nhiên 7 câu, địa lý dân cư: 3 câu, địa lý các Ngành kinh tế: 10 câu; địa lý các Vùng kinh tế: 10 câu; thực hành: 10 câu, trong đó có 5 câu khai thác Atlat Địa lý Việt Nam, 4 câu phân tích số liệu, biểu đồ và 1 câu nhận dạng biểu đồ.
Nhìn chung qua phổ điểm môn Địa lý phản ánh được tình hình dạy và học của bộ môn các trường trong tỉnh thời gian qua.
Tỉ lệ chung trên 5,0 điểm là 91,83% là cao so với các năm trước (tính chung với đối tượng học viên bổ túc), điều này cho thấy sự phấn đấu của giáo viên giảng dạy và sự lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn của Sở để duy trì tỉ lệ đồng thời nâng cao tỉ lệ điểm từ 7,0 đến 10,0. Tuy nhiên, điểm 4,5 đến 4,75 chiếm số lượng lớn nên nếu phấn đấu hơn nữa sẽ cải thiện được tỉ lệ trên 5,0 điểm đối với môn học này.
Điểm từ 5,0 đến 6,5 chiếm số lượng nhiều đòi hỏi những năm tiếp theo bộ môn này cần đầu tư tiếp tục để không chỉ phấn đấu qua điểm 5,0 của học sinh mà còn phải nâng dần số điểm từ 6,5 trở lên ngày một nhiều hơn.
Môn Vật Lý
Phổ điểm tập trung từ 5,0 - 7,0 điểm: 55,53%; điểm từ 9,25 -10,0 điểm: 0,15%; điểm từ 1,0 - 1,5 điểm: 0,75%.
Phổ điểm phù hợp với cấu trúc đề thi và đề minh họa đã công bố của Bộ GD&ĐT. Số lượng dưới điểm 5,0 điểm là 32,27% là do các câu mức độ nhận biết và thông hiểu chứa lượng thông tin của phần dẫn dài, nhiều dữ kiện nên học sinh dễ hiểu nhầm.