Một đại dương mới có thể hình thành ở Ethiopia sau 5-10 triệu năm

Một đại dương mới có thể hình thành ở Ethiopia sau 5-10 triệu năm

Châu Phi có thể bị "chia cắt" do sự hình thành của một đứt gãy kiến ​​tạo ở sa mạc Afar, phía đông bắc Ethiopia. Theo các dữ liệu được các nhà khoa học Anh và Mỹ đưa ra, hiện tượng này có thể dẫn đến sự hình thành một đại dương mới trong 5-10 triệu năm.

Một nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds Christopher Mur nhấn mạnh, khu vực nằm ở ngã ba của ba mảng kiến ​​tạo đã bắt đầu phân kỳ vào năm 2005 do một vết nứt dài khoảng 56 km. Những thay đổi ở sa mạc Ethiopia được theo dõi thông qua phân tích dữ liệu từ radar vệ tinh.

Các nhà khoa học cho rằng, sa mạc Afar là nơi duy nhất trên Trái đất có thể nghiên cứu quá trình một rạn nứt lục địa trở thành một rạn nứt đại dương.

Nhà vật lí-địa chất Cynthia Ebinger đến từ Đại học Tulane ở New Orleans (bang Louisiana) đã kết nối các quá trình kiến ​​tạo với áp lực ngày càng tăng của magma. Theo tính toán, sau khi rạn nứt được hình thành, nước từ Vịnh Aden và Biển ​​sẽ tràn ngập Afar và rạn nứt ở vùng Đông Phi, tạo ra một đại dương mới.

Theo TASS.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ