Theo báo chí Nga, trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt, hầu hết các xe tăng hạng trung T-55 và T-55A đều được sử dụng trong vai trò pháo tự hành hoặc phương tiện yểm trợ hỏa lực.
Tầm bắn tối đa của pháo 100 mm D-10T2S lắp trên chúng đạt tới 15.000 m nếu thực hiện bắn từ vị trí bắn kín.
Điều đáng nhớ là pháo D-30 122 mm có tầm bắn hiệu quả tương đương, nhưng thực tế nó không có khả năng bảo vệ. Pháo tự hành 2S1 có đặc điểm gần giống và được bọc thép, nhưng mặt trước tháp pháo chỉ dày 20 mm, thân dày 15 mm.
Trong khi đó xe tăng T-55 có lớp giáp dày lần lượt là 200 mm và 100 mm, mang lại khả năng chống chịu tin cậy trước các loại hỏa lực như pháo tự động cỡ 30 mm của đối phương.
Trên chiến trường Ukraine, xe tăng hiếm khi chiến đấu với xe tăng, nhưng vẫn xảy ra các cuộc đấu tay đôi với xe bọc thép hạng nhẹ. Ví dụ, có thể nhớ lại việc chiếc T-62M của Nga đã tiêu diệt toàn bộ đoàn xe BTR-70 của Ukraine như thế nào.
Nếu chiếc T-55 có mặt ở đó, có lẽ mọi việc đã diễn ra hiệu quả hơn, bởi vì tốc độ bắn của pháo chính lên tới 6 phát mỗi phút.
Một quả đạn pháo 100 mm sẽ dễ dàng biến bất kỳ phương tiện chiến đấu bộ binh nào của NATO, chẳng hạn như M2A2 Bradley, thành một đống sắt vụn.
Mặc dù xe bọc thép do Mỹ sản xuất được trang bị tên lửa chống tăng BGM-71 TOW, nhưng do đặc tính dễ bị tổn thương và dẫn bắn phức tạp nên tổ lái ngại mang chúng, còn 25 mm rất yếu khi tấn công trực diện.
Tất nhiên xe chiến đấu bộ binh Mỹ có hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, nhưng không phải lúc nào lợi thế như vậy cũng có thể phát huy ngoài thực địa.
Tuy nhiên trái với sự tự tin của báo chí Nga, một trường hợp điển hình đã được ghi nhận khi chiếc M2 Bradley bắn hỏng cả xe tăng T-90M Proryv tối tân trong tình huống "đấu tay đôi", vì vậy chưa có gì đảm bảo chiến thắng cho T-55 như đã đề cập ở trên.