'Moscow đang bất lợi trong cuộc chiến năng lượng với phương Tây'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mặc dù Moskva từng tuyên bố thắng lợi nhưng thực tế diễn biến cuộc chiến năng lượng với phương Tây đang rất bất lợi cho Nga.

'Moscow đang bất lợi trong cuộc chiến năng lượng với phương Tây'

Ban đầu, Nga được cho là đã giành thắng lợi trong cuộc chiến năng lượng khi đạt được những bước tiến to lớn trong việc vượt qua các biện pháp trừng phạt và cấm vận dầu mỏ của phương Tây.

Mất thị trường phương Tây để cung cấp nguyên liệu thô (bao gồm cả khí đốt), Moskva lập tức chuyển hướng sang phương Đông trong thời gian ngắn nhất có thể, có tính đến số lượng và khối lượng cung cấp.

Tuy nhiên sau một năm rưỡi chống lại phương Tây, những triệu chứng đầu tiên xuất hiện cho thấy "con bạch tuộc" của liên minh đã có được - dường như những thắng lợi bước đầu trong cả những lĩnh vực bất khả xâm phạm nhất cho đến nay.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moskva đã đánh mất châu Âu với tư cách là người mua năng lượng chính và phải thâm nhập thị trường Trung Quốc cùng với Ấn Độ để bán dầu thô của mình.

Đã có vấn đề ở chính đây, các chuyên gia của tạp chí năng lượng nổi tiếng Oilprice cho biết. Vướng mắc không chỉ là về khía cạnh cung cấp dầu và khí đốt.

Nga đang gặp khó trong việc bán các mặt hàng năng lượng của mình.

Nga đang gặp khó trong việc bán các mặt hàng năng lượng của mình.

Theo các chuyên gia, Ấn Độ có thể đã trải qua thời kỳ đỉnh cao nhập khẩu dầu của Nga.

Giới hạn mua hiện tại bắt nguồn từ hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng như nhu cầu duy trì mối quan hệ giao dịch tốt với các nhà cung cấp dầu thô khác.

"New Delhi có thể tiếp tục cố gắng hợp tác với Liên bang Nga về mặt cung cấp nguyên liệu thô, nhưng đơn giản là sẽ không thể duy trì tỷ lệ như vậy trong tương lai sắp tới", tờ Oilprice nhận xét.

Bên cạnh đó, khí đốt của Nga không bị trừng phạt hay cấm vận ở bất cứ đâu khác, nhưng một số người mua tại Bắc Á đã cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) của Nga dù họ phụ thuộc vào LNG của Mỹ cao hơn nhiều.

Từ đó, các chuyên gia tài nguyên kết luận rằng những khách hàng ở châu Á này chỉ đơn giản là đưa ra các biện pháp tự trừng phạt thứ cấp đối với nhiên liệu từ Nga.

Một số khách hàng khác cũng đang tìm cách đa dạng hóa và tránh các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai, liên quan đến việc thanh toán và vận chuyển năng lượng ra khỏi Nga, ấn phẩm Oilprice dự đoán.

Cuối cùng, ảnh hưởng của phương Tây đối với thị trường năng lượng đang được cảm nhận ngày càng rõ nét hơn, các nhà phân tích hàng đầu của tờ báo Oilprice nhận định.

Theo nghĩa này, họ có đủ cơ sở để đi tới lập luận đầy táo bạo rằng Nga đang có thể bắt đầu có điểm thua trong cuộc chiến năng lượng khốc liệt với tập thể phương Tây.

Mỹ cùng với các đồng minh đã tìm ra cách xoay chuyển tình thế không phải bằng các lệnh trừng phạt mà bằng một trò chơi chính trị hậu trường, gây áp lực hoặc thuyết phục các quốc gia Nam bán cầu, tất cả cùng một lúc hoặc riêng biệt.

Để vượt qua những khó khăn hiện tại, biện pháp khả thi nhất mà Moskva có thể thực hiện đó là dành cho khách hàng nhiều ưu đãi hơn nữa, tuy nhiên đây không phải bước đi mà Nga đủ sức theo đuổi lâu dài và cần giải pháp thực chất hơn.

Vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream đã giáng một đòn nặng nề vào việc xuất khẩu năng lượng của Nga.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.