Môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT 2025: Khác biệt và lưu ý ôn tập, làm bài thi

GD&TĐ - Cô Phạm Minh Nguyệt, GV Trường THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) lưu ý giúp thí sinh đạt kết quả tốt nhất thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lí.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú.

Nắm chắc cấu trúc đề thi mới

Nhấn mạnh trước tiên đến việc nắm chắc cấu trúc đề thi mới, cô Phạm Minh Nguyệt cho biết, đề tham khảo môn Vật lí thi tốt nghiệp THPT năm 2025

và định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình GDPT 2028, được thể hiện qua bảng năng lực, cấp độ tư duy như sau:

Thành phần năng lực
Cấp độ tư duy
Tổng
Phần I
Phần II
Phần III
Biết
Hiểu
Vận dụng
Biết
Hiểu
Vận dụng

Biết
Hiểu
Vận dụng

Nhận thức vật lí
7
1
2
1
2
1
1
1
1
17
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
1


1
2
1



5
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
1
5
1
4

4

1
2
18
Tổng
9
6
3
6
4
6
1
2
3
40
Tỷ lệ
22,5%
15%
7,5%
15%
10%
15%
2,5%
5%
7,5%
100%
Điểm tối đa
4,5
4
1,5
10

Đề thi gồm 40 lệnh hỏi (28 câu hỏi) thực hiện trong thời gian 50 phút; trong đó có 18 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án, 4 câu đúng/sai với 16 ý hỏi tương đương với 16 lệnh hỏi, 6 câu dạng trả lời ngắn.

Các câu hỏi thuộc 3 cấp độ tư duy biết - hiểu - vận dụng theo tỷ lệ 40% - 30% - 30%; tập trung đánh giá 3 thành phần của năng lực Vật lí: Nhận thức vật lí; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học theo tỷ lệ 42,5% - 12,5% - 45%.

Theo đó, đề thi sẽ bao gồm 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm như sau:

Dạng thức 1: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 lựa chọn, 1 phương án đúng), là dạng câu hỏi phổ biến được áp dụng nhiều năm tại Việt Nam. Đề thi gồm 18 câu hỏi (chiếm 45% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng với tỷ lệ 23% - 15% - 8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Đề thi gồm 4 câu hỏi dạng thức 2, mỗi câu hỏi gồm 4 lệnh hỏi, tổng đề thi có 16 lệnh (chiếm 40% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng, với tỷ lệ 15% - 10% - 15%.

Cách tính điểm các câu hỏi thuộc dạng thức này như sau: Điểm tối đa của 1 câu hỏi là 1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 1 ý trong 1 câu được 0,1 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 2 ý trong 1 câu được 0,25 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn đúng 3 ý trong 1 câu được 0,5 điểm. Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu được 1 điểm.

Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời.

Thí sinh có thể đã gặp dạng câu hỏi này trong các đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, hay đề thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đề thi gồm 6 câu hỏi dạng trả lời ngắn (chiếm 15% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ biết, hiểu, vận dụng, với tỷ lệ 3% - 5% - 8%. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

co-pham-thi-minh-nguyet-gv-vat-li.jpg
Cô Phạm Minh Nguyệt.

Kế hoạch ôn tập: Học đúng lúc, ôn đúng cách

Lưu ý của cô Phạm Minh Nguyệt, việc ôn thi cần có chiến lược cụ thể, khoa học và bám sát cấu trúc đề thi. Dưới đây là một kế hoạch ôn tập 3 giai đoạn mà học sinh có thể áp dụng:

Giai đoạn 1: Củng cố lý thuyết nền tảng (tháng 3 đến đầu tháng 4). Giai đoạn này, thí sinh học theo chuyên đề: chia nhỏ nội dung từng phần, làm sơ đồ tư duy, bảng công thức tổng hợp. Ưu tiên học kỹ lý thuyết Vật lí, ghi nhớ các công thức tính toán trong mỗi chủ đề, mỗi chương. Làm các bài tập mẫu để vận dụng ngay kiến thức vừa học.

Giai đoạn 2: Luyện đề chuyên sâu (tháng 4 đến giữa tháng 5). Các em làm đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, đề thi các năm trước, đề thi thử của các trường, các tỉnh; rèn luyện kỹ năng phân bổ thời gian, phân loại câu hỏi dễ – trung bình – khó; ghi chú lại những câu sai, kiến thức hổng để ôn lại.

Giai đoạn 3: Ôn tập tăng tốc và giữ vững phong độ (giữa tháng 5 đến trước thi). Giai đoạn này, thí sinh tập trung giải đề tổng hợp 1 buổi/ngày, mô phỏng đúng điều kiện thi thật. Ôn lại sơ đồ tư duy, tổng hợp lỗi sai, nắm chắc mẹo sử dụng máy tính để xử lý nhanh. Duy trì chế độ học - nghỉ hợp lý, giữ sức khỏe tốt.

Kỹ năng làm bài: Khác biệt với các làm trước đây

Với câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, thí sinh đọc kỹ yêu cầu của đề bài, xác định câu hỏi thuộc đơn vị kiến thức nào. Sau đó, các em sử dụng tư duy loại trừ: loại phương án sai trước, khoanh phương án đúng sau. Hãy nhớ, cần hiểu bản chất vật lí chứ không học mẹo hay “ghi nhớ máy móc”; không để bị đánh lừa bởi từ khóa tuyệt đối như: “luôn luôn”, “duy nhất”, “chỉ khi” - dễ là đáp án sai.

Chú ý: Nếu chỉ chọn một phần trong số đáp án đúng dễ mất điểm. Cần luyện tập thường xuyên với các câu hỏi có mức độ nhận thức hiểu, vận dụng để làm tốt dạng này.

Với câu trắc nghiệm đúng/sai, thí sinh hãy phân tích từng mệnh đề một cách độc lập. Gạch chân từ khóa, phân tích bằng kiến thức đã học hoặc hiện tượng thí nghiệm. Sử dụng lý thuyết hoặc ví dụ phản chứng để xác định tính đúng/sai. Viết nháp hoặc gạch chân từ khóa chính: Hiện tượng vật lí, điều kiện, hệ thức, đơn vị.

Chú ý: Không để các mệnh đề ảnh hưởng lẫn nhau (không so sánh giữa các mệnh đề); nên lý giải vì sao đúng/sai để hiểu rõ bản chất vật lí và tránh sai lặp lại.

Với câu trả lời ngắn: Hãy tính toán chính xác, bước giải khoa học; ghi đúng đơn vị, làm tròn kết quả theo yêu cầu đề bài; ôn kỹ công thức cơ bản và cách biến đổi đại số.

Chú ý: Cần luyện tốc độ giải toán nhanh (gần 2 phút/câu). Các em rất dễ mất điểm nếu viết sai đơn vị, làm tròn sai số, hoặc bỏ quên dấu âm/dương.

Lời khuyên khi ôn tập môn Vật Lí:

Hãy học đúng trọng tâm.

Tránh học thụ động - hãy tự đặt câu hỏi, tự giải thích hiện tượng.

Làm sai là cơ hội tốt - quan trọng là biết sai gì và sửa ra sao.

Hãy tin rằng: Nếu học có phương pháp, các em hoàn toàn có thể đạt điểm cao!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi.

Mỹ và Iran đã đàm phán những gì?

GD&TĐ - Theo Reuters, Iran đã trao đổi trực tiếp với phía Mỹ trong cuộc đàm phán ở Oman về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề hạt nhân.