Môn lướt sóng Olympic Paris 2024 suýt xảy ra thảm họa

GD&TĐ - Vận động viên Jack Robinson suýt chết đuối khi dự thi nội dung lướt ván ngắn dành cho nam ở Olympic Paris 2024.

Thông tin gây sốc được chính vận động viên (VĐV) lướt sóng người Australia chia sẻ với truyền thông sau phần thi hôm 30/7.

"Tôi bị kéo xuống đáy biển và gần như bị giữ chặt bởi hai con sóng” – anh kể về sự cố suýt xảy ra thảm họa: “Tôi thiếu oxy để thở. Không có nhiều thời gian lúc đó. Tôi nhớ đến rất nhiều VĐV đã tử nạn ở đây”.

Môn thi lướt sóng tại Olympic Paris 2024 được tổ chức ở Tahiti, hòn đảo cách thủ đô của Pháp gần 15.000 km. Nơi đây nổi tiếng bậc nhất thế giới với những con sóng lớn và đẹp. Nó được coi là một trong những địa điểm đẹp nhất và phù hợp nhất để tổ chức lướt sóng.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa nguy cơ xảy ra tai nạn dành cho các VĐV là lớn hơn, đặc biệt khi điều kiện thời tiết không ủng hộ khiến Ban tổ chức phải hủy vòng loại môn lướt sóng của nữ.

Trong phần thi của mình, Jack Robinson đã chìm nghỉm giữa những con sóng lớn và bị đuối nước. Rất may đội cứu hộ kịp thời có mặt dùng mô tô nước để đưa VĐV 26 tuổi trở về bờ.

luotvan.jpeg
Vận động viên lướt sóng Jack Robinson tưởng như chết đuối tại Olympic Paris 2024.

"Tôi đã có một số lần bị loại khá tệ nhưng chưa bao giờ rơi vào tình huống như vừa qua. Mọi môn thể thao khác đều diễn ra trong sân đấu hoặc sân vận động. Còn chúng tôi thì đang ở trong đại dương. Đó là sân thi đấu nguy hiểm nhất trên hành tinh này” – anh tiếp tục: “Những con sóng rất mạnh. Cảm giác như một trận tuyết lở ập xuống đầu bạn trên núi. Thật nguy hiểm và điên rồ".

Mặc dù suýt chết nhưng Robinson kết thúc phần thi với số điểm 13,94 để giành quyền vào tứ kết. Dự kiến Robinson sẽ đối đầu với người đồng hương Ethan Ewing nhưng phần thi đã bị hoãn lại do điều kiện thời tiết quá nguy hiểm.

Đây là lần thứ hai môn lướt sóng xuất hiện tại Thế vận hội, sau lần ra mắt đầu tiên tại Olympic Tokyo 2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.