Môn Địa Lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới

GD&TĐ - Theo GS.TS Lê Thông, Chủ biên Chương trình môn Địa lý, GD địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và THCS, nội dung GD địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở THPT, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS. Ở lớp 4, 5, môn Lịch sử và Địa lí có 70 tiết/năm học; lớp 6, 7, 8, 9 có 105 tiết/năm học. Môn Địa lí ở các lớp 10, 11, 12 là 70 tiết/năm học.

Môn Địa Lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới

5 quan điểm cơ bản

- Chương trình môn Địa lí có những điểm mới như thế nào về cách tiếp cận, thưa GS?

- Những điểm mới về cách tiếp cận của Chương trình môn Địa lí là:

Thứ nhất, chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực; xác định rõ các phẩm chất và năng lực cần đạt; xem các năng lực cần thiết đó như là điểm xuất phát, cơ sở để lựa chọn các kiến thức cần dạy học trong chương trình. Tuy nhiên, chương trình xác định rõ các năng lực này không thể hình thành và phát triển ngoài hệ thống kiến thức của môn học, nên trong các yêu cầu cần đạt đều nêu rõ định hướng năng lực của nội dung kiến thức. Việc kết nối kiến thức và những năng lực có thể có từ việc học những kiến thức này là yêu cầu có tính chất nguyên tắc của chương trình.

Thứ hai, kết hợp đồng tâm với tuyến tính; kế thừa và phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng ở giai đoạn cơ bản theo hướng từ đại cương, thế giới, khu vực, Việt Nam, địa phương. Chẳng hạn, ở lớp 6 HS được học về Địa lí đại cương, nhưng ở mức độ đơn giản, chỉ yêu cầu công nhận, không yêu cầu giải thích. Lên đến lớp 10 cũng học về Địa lí đại cương, nhưng kiến thức rộng và sâu hơn, yêu cầu phải giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

GS.TS Lê Thông - chủ biên Chương trình môn Địa lý
 GS.TS Lê Thông - chủ biên Chương trình môn Địa lý

- Việc xây dựng Chương trình môn Địa lí dựa trên những quan điểm nào?

- Có 5 quan điểm cơ bản khi xây dựng chương trình môn Địa lí.

Thứ nhất, chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực HS. Chương trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung GD; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho HS thông qua việc hướng dẫn HS tiếp thu và vận dụng nội dung GD của môn học vào thực tiễn.

Thứ hai, chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: Địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp THCS; bảo đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương.

Các nội dung GD và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển. Đối với những HS có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thứ ba, chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại. Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước có nền GD tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, GD, điều kiện và khả năng học tập của HS ở các vùng, miền khác nhau.

Thứ tư, chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng. Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung GD của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.

Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp GD đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, Chương trình môn Địa lí giúp HS hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động GD khác phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn GD cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (GD môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; GD dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.

Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của HS. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.

Thứ năm, chương trình được xây dựng theo hướng mở. Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung GD cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu địa lí địa phương phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch GD phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của địa phương.

Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả SGK và giáo viên các trường chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội liên tục phát triển, thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho GD.

Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý THPT
Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý THPT

Những kế thừa và khác biệt

- GS có thể cho biết, Chương trình mới về môn Địa lí kế thừa những gì ở chương trình hiện hành?

- Chương trình môn Địa lí được thiết kế theo ba mạch: Đại cương, thế giới, Việt Nam từ lớp 10 - 12 gồm cả kiến thức về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung địa lí đã học ở cấp THCS.

Cách thiết kế như vậy đảm bảo tính kế thừa từ chương trình môn Địa lí đã thực hiện ở phổ thông trong khoảng 4 thập niên vừa qua. Nội dung cốt lõi của chương trình bảo đảm tính cơ bản, cập nhật, thực tiễn, khả thi. Hệ thống kiến thức một mặt đảm bảo tinh gọn, cơ bản và mặt khác, cập nhật được các tri thức khoa học, hiện đại của Địa lí học, các vấn đề về phát triển của môi trường và kinh tế - xã hội trên thế giới, từng khu vực cũng như ở Việt Nam và địa phương.

- Sự khác nhau cơ bản của các môn học giữa chương trình hiện hành và Chương trình mới môn Địa lý là như thế nào, thưa GS?

- Sự khác nhau của các môn học giữa chương trình hiện hành và Chương trình mới được thể hiện như sau:

Môn Lịch sử và Địa lí (lớp 4 - 5) giữa hai chương trình có cùng tên gọi, cùng thời lượng nhưng ở Chương trình mới, việc tích hợp nhuần nhuyễn hơn theo các chủ đề.

Môn Lịch sử và Địa lí (lớp 6 - 7 - 8 - 9) lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong Chương trình mới với tư cách là môn tích hợp, tuy việc tích hợp còn ở mức thấp.

Môn Địa lí (lớp 10 - 11 - 12) giữa hai Chương trình có cùng tên gọi, là môn học độc lập, nhưng ở Chương trình mới có thời lượng nhiều hơn Chương trình cơ bản (tương đương Chương trình nâng cao) và là môn học tự chọn.

Bài 2: Những điểm mới về nội dung và lưu ý về phương pháp giáo dục

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.

lộ trình học ielts 5.0