Mỗi ngày một bữa có cải thảo, kiên trì sau vài ngày bạn sẽ phát hiện ra cơ thể mình xuất hiện 5 sự thay đổi “bất ngờ”

GD&TĐ - Cải thảo là thứ rau theo mùa thường thấy nhất trên bàn ăn của mỗi gia đình, cải thảo có rất nhiều cách chế biến như: xào, trộn, hầm, cả cây cải thảo đều có thể thế biến thành thức ăn. Người xưa thường nói: Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ vẫn là lựa chọn an toàn nhất.
Mỗi ngày một bữa có cải thảo, kiên trì sau vài ngày bạn sẽ phát hiện ra cơ thể mình xuất hiện 5 sự thay đổi “bất ngờ”

1. Chống lại các khối u trong cơ thể

Trong cải thảo có chứa hàm lượng nguyên tố vi lượng vô cùng phong phú, được gọi là Molypden. Molypden là một loại chất dinh dưỡng chống ung thư, đồng thời trong cải thảo chứa một lượng kẽm và Selenium, chúng đều có vai trò nhất trong việc chống lại các các khối u trong cơ thể.

2. Cải thảo là trợ thủ bổ sung caxi cho cơ thể

Chúng ta đều biết sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu và các chế phẩm của nó có chứa nhiều canxi, nhưng thực ra so với chúng, hàm lượng canxi trong cải thảo nhiều hơn rất nhiều. Có một điểm quan trong nữa là, rau củ muối có chứa khá nhiều Oxalate, chất này sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi, nhưng hàm lượng Oxalate trong cải thảo rất nhỏ, nên khi ăn cải thảo việc hấp thụ canxi sẽ tốt hơn.

Mỗi ngày một bữa có cải thảo, kiên trì sau vài ngày bạn sẽ phát hiện ra cơ thể mình xuất hiện 5 sự thay đổi “bất ngờ” ảnh 1

3. Tác dụng làm đẹp

Ngoài các phương pháp chăm sóc da hàng ngày ra, bạn nên thử thêm cải thảo vào khẩu phần ăn của mình. Vì cải thảo có chứa một lượng vitamin C, vitamin E rất lớn, có tác dụng làm đẹp, chống oxy hóa.

Mỗi ngày một bữa có cải thảo, kiên trì sau vài ngày bạn sẽ phát hiện ra cơ thể mình xuất hiện 5 sự thay đổi “bất ngờ” ảnh 2

4. Cải thảo có tác dụng chống oxy hóa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể:

Tuyệt đối đừng vứt các lá rau già bên ngoài cây cải, vì chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao. Các lá rau già bên ngoài có chứa rất nhiều sắc tố diệp lục và Indole có tác dụng chống lão hóa và chống sự sản sinh của các gốc tự do.

5. Rễ cải thảo đem sắc nước để uống có tác dụng đào thải độc tố vô cùng hiệu quả

Rễ cải thảo nhìn không được đẹp mắt, ăn cũng không ngon nhưng đem nó đi đun cùng nước để uống thì thu được hiệu quả rất tốt, rễ cải thảo có tác dụng thanh nhiệt, làm ẩm, chống khô, thích hợp dùng cho những người có các biểu hiện như nóng sốt, nóng phổi, ho,…

Mỗi ngày một bữa có cải thảo, kiên trì sau vài ngày bạn sẽ phát hiện ra cơ thể mình xuất hiện 5 sự thay đổi “bất ngờ” ảnh 3

Vì vậy đối với những người có các triệu chứng như: cảm cúm, viêm amidan cấp tính, hôi miệng, có thể chọn cách là đem rễ cải thảo rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ rồi đem đi đun cùng với nước. Nước đó có thể uống thay trà giúp chúng ta loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, khả năng miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm. Đối với những người đang bị sốt, uống nhiều loại nước này sẽ hạ sốt rất nhanh.

Những mẹo để chế biến cải thảo một cách ngon nhất và loại cải nào thì không nên ăn

Cải thảo chín để qua đêm, cải thảo muối chưa kĩ đều không nên ăn, bởi trong chúng có chứa khá nhiều Natri nitrit, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cải thảo tính hàn lạnh, những người bị tiêu chảy, dạ dày bị lạnh thì không nên ăn.

Cải thảo có thể đem cắt thành sợi, chần qua nước rồi trộn cùng dấm, đậu phụ kho. Nếu muốn ăn mặn một chút thì có thể om với tôm, hoặc cũng có thể ăn kết hợp với thịt bò, thịt dê kho để thức ăn vừa có tính hàn, vừa có tính nóng.

Theo phunugiadinh
Ảnh minh họa/INT

Tăng hay giảm?

GD&TĐ - Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu có giải pháp khẩn trương thực hiện việc xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.