Mỗi lần thấy mẹ chồng chăm con là tôi lại thấy sợ “nổi da gà“

Tôi biết mẹ chồng thương con thương cháu, nhưng lối sống và cách chăm cháu khác biệt khiến tôi không khỏi suy nghĩ.

Mỗi lần thấy mẹ chồng chăm con là tôi lại thấy sợ “nổi da gà“

Tôi kết hôn được gần ba năm, chồng tôi là người ở quê, cách Hà Nội hơn 400 cây số, còn tôi ở ngoại thành Hà Nội.

Sau khi kết hôn, hai vợ chồng thuê nhà trong nội thành vì cả tôi và anh đều làm việc ở đó. Cuộc sống của vợ chồng tôi cũng khá vất vả.

Cưới nhau một thời gian thì tôi có bầu, rồi sinh con . Thời điểm đầu, khi còn còn nhỏ, thỉnh thoảng mẹ đẻ tôi cũng chạy qua chạy lại đỡ đần, hơn nữa lúc ấy tôi vẫn còn thời gian nghỉ nên vẫn thu xếp được Nhưng đến khi con được 5 tháng, tôi phải đi làm thì mẹ chồng tôi ra trông cháu. Phần vì mẹ tôi là giáo viên, còn phải đi dạy không sang với tôi được, phần vì mẹ chồng không yên tâm khi tôi thuê giúp việc. Hơn nữa, với mức lương của hai chúng tôi hiện tại, thuê giúp việc nữa cũng hết hơi.

Mô tả ảnh.
Nhìn cách mẹ chồng cho con ăn mà tôi sợ nổi da gà (Ảnh minh họa)

Thấy mẹ chồng nghĩ cho con cháu vậy, tôi cũng biết ơn nhiều lắm. Máu mủ ruột già, có bà chăm tôi cũng yên tâm hơn nhiều.

Thế nhưng, chẳng bao lâu sau, tôi nhận ra những bất đồng trong việc chăm con , chăm cháu với mẹ chồng.

Mẹ chống tính xuề xòa, cái gì cũng phiên phiến. Tôi đi làm cả ngày, sữa pha cho cháu dặn đi dặn lại mẹ, bà cũng chẳng để tâm, cứ hứng lên là pha, lượng sữa, lượng nước cũng ngẫu hứng.

Rồi mấy ngày liền, con tôi cứ đi ngoài suốt, cho con đi khám, khỏi được 1, 2 ngày xong lại đâu vào đấy mà tôi không biết nguyên nhân. Cho đến khi được nghỉ ở nhà, chứng kiến mẹ chồng mớm cơm cho con ăn, tôi mới vỡ lẽ. Nhìn bà nhai rồi đút cho cháu, tôi cứ nổi hết da gà vì sợ...

Tôi thấy rất khó xử, nói thẳng ra thì sợ mẹ phật ý, vì tôi biết mẹ chồng rất tốt và thương cháu. Có điều cách bà chăm cháu không giống cách tôi chăm mà thôi. Nhưng cứ để vậy tôi rất sợ ảnh hưởng đến con. Tôi nên nói thế nào cho vẹn đôi đường đây?

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.