Mốc quốc giới 585 trên đất liền của Việt Nam - Lào ở Quảng Trị bị dịch chuyển do mưa lũ

GD&TĐ - Ngày 1/6, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị cho biết, đoàn song phương cấp chuyên viên biên giới Việt Nam – Lào vừa khảo sát tình trạng sạt lở tại 3 mốc quốc giới gồm 585, 607 (1) và 606 (1) ở huyện Hướng Hóa.

Mốc quốc giới 585 nằm cạnh sông Sê Băng Hiêng thuộc thôn Cù Bai, xã Hướng Lập bị dịch chuyển khỏi vị trí cũ 1,1m do mưa lũ.
Mốc quốc giới 585 nằm cạnh sông Sê Băng Hiêng thuộc thôn Cù Bai, xã Hướng Lập bị dịch chuyển khỏi vị trí cũ 1,1m do mưa lũ.
Theo đó, Đoàn chuyên viên Việt Nam do ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam làm Trưởng đoàn; Đoàn chuyên viên Lào do ông A-nu-xỉn Khắt-ty-nhạ-lạt, Chánh Văn phòng Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Lào làm Trưởng đoàn cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương của 2 nước và tỉnh Savannakhet.
Khảo sát tại mốc 585 nằm cạnh sông Sê Băng Hiêng thuộc địa bàn thôn Cù Bài, xã Hướng Lập (huyện Hướng Hoá), đoàn ghi nhận toàn bộ đế mốc 585 bị đổ nghiêng, đất nền móng mốc đã bị xói sâu hở gần hết phần móng, móng mốc đang nằm trên lớp cuội sỏi đáy sông mới hình thành, sân mốc bị hư hỏng hoàn toàn. Đo thực tế cho thấy mốc đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 1,1m.
Cột mốc số 585 đã bị dịch chuyển do tác động của mưa lũ và không thể khôi phục, xây dựng tại đúng vị trí cũ.
Trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng tại thực địa, 2 bên thống nhất dịch chuyển cột mốc số 585 đến vị trí mới nằm trên đường biên giới để đảm bảo sự ổn định, bền vững lâu dài.
Còn 2 mốc quốc giới khác là 607 (1) ở xã Thanh và 606 (1) ở thị trấn Lao Bảo, cũng bị ảnh hưởng do sạt lở sông Sê Pôn. 
Cụ thể, mặt sân mốc 607 (1) có vết nứt nhỏ với chiều rộng 2-3mm, dài khoảng 3m, tường móng sân mốc phía trong đã bị sụt, hư hỏng tại một số vị trí, mặt đất xung quanh sân mốc xuất hiện sụt lún.
Bờ sông Sê Pôn cách chân mốc khoảng 10m, so với mép sông trước đây khoảng 38m. Ngoài ra, đường bê tông xuống cửa khẩu phụ Thanh – Đenvilay bị hư hỏng nặng, gãy vỡ nhiều đoạn và có đoạn đã bị lũ cuốn trôi.
Với mốc quốc giới 606 (1) chưa có dấu hiệu nghiêng, lún, sân mốc còn nguyên vẹn nhưng đoạn sông Sê Pôn cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện mép sông có một số vị trí sạt lở, cách chân sân mốc khoảng 4m, so với trước đây khoảng 16m.
Bờ sông Sê Pôn tại khu vực cột mốc số 606 (1) và cột mốc số 607 (1) đã bị sạt lở nghiêm trọng.
Trước thực trạng này, đoàn khảo sát đã đưa ra phương án kè khẩn cấp dài 740m ở bờ sông Sê Pôn để ngăn chặn ngay sạt lở nhằm đảm bảo sự an toàn của 2 cột mốc trên và tạo thuận lợi cho việc nhận biết vị trí, hướng đi của đường biên giới trên sông Sê Pôn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.