Mở lại phiên xét xử vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc: Oan - sai chưa phân

Mở lại phiên xét xử vụ xe Innova đi lùi trên cao tốc: Oan - sai chưa phân

Tài xế container đề nghị thay kiểm sát viên

Tại phiên tòa, trong phần thủ tục, bị cáo Hoàng cho rằng tại phiên sơ thẩm lần một, kiểm sát viên Vũ Xuân Hữu đã từng thụ lý vụ án nên đề nghị thay đổi kiểm sát viên. Tuy nhiên, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Hà Thị Thu Thủy không chấp nhận yêu cầu này vì không có căn cứ.

Trong quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên hủy cả hai bản án nhưng nhận định không có sự vi phạm về tố tụng của kiểm sát viên hoặc điều tra viên, do vậy HĐXX không chấp nhận đề nghị của bị cáo Hoàng.

Kết thúc phần thủ tục, đại diện VKSND thị xã Phổ Yên công bố bản cáo trạng đối với hai bị cáo. Cả Hoàng và Sơn cùng bị truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo Khoản 3 Điều 202 BLHS năm 1999, với khung hình phạt 7 - 15 năm tù.

Xe Innova đi lùi vì vượt qua nút giao

Theo cáo trạng, khoảng 15 giờ 30 phút ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn sau khi đã uống rượu (trong máu có nồng độ cồn), điều khiển xe ô tô hiệu Innova biển số 99A-142.53 chở trên xe quá số người được phép chở (11/8 người) đi trên cao tốc hướng Hà Nội – Thái Nguyên.

Khi đến nút giao Yên Bình (thuộc xóm Sứ, xã Tân Hương, TX Phổ Yên), phát hiện đã đi quá nút giao Yên Bình nên Sơn đã dừng xe bên lề đường bật xi nhan, điều khiển xe tấp vào lề phải, dừng xe và bật đèn cảnh báo nguy hiểm để cho một cháu bé xuống nôn. Sau đó, Sơn lùi xe theo hướng Thái Nguyên - Hà Nội nhằm quay lại để đi ra nút giao Yên Bình. Theo lời khai của Sơn, tốc độ lùi xe lúc này khoảng 4 - 5 km/giờ.

Cùng lúc, Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe ô tô đầu kéo biển số 89C-071.14 kéo theo rơ-moóc chở thép đến nút giao Yên Bình theo hướng Hà Nội – Thái Nguyên với tốc độ 62 km/h (Hoàng nhìn thấy biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường không ưu tiên” và biển báo “Đi chậm” tại đầu nút giao Yên Bình nhưng không giảm tốc độ mà vẫn duy trì tốc độ 62 km/h).

Theo lời khai của Hoàng, có phát hiện xe ô tô Innova do Sơn điều khiển cùng làn đường có bật đèn cảnh báo nguy hiểm nhưng Hoàng không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu (60 km/h) và nhanh chóng giảm tiếp tốc độ tới mức an toàn. Khi còn cách khoảng 30 m, Hoàng phát hiện xe của Sơn đang lùi trên làn đường xe của mình. Hoàng nhìn sang trái thấy có xe đang đi đến nên không chuyển làn được. Khi còn cách xe của Sơn khoảng 10 m, Hoàng mới đạp phanh và đánh lái về phía bên phải đường.

Do khoảng cách quá gần, đầu xe của Hoàng đâm vào đuôi xe của Sơn, đẩy đi khoảng 38 m thì dừng lại. Vụ tai nạn do Sơn và Hoàng gây ra làm 5 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại tài sản trên 700 triệu đồng.

Hai bị cáo tại tòa
 Hai bị cáo tại tòa

Tài xế Lê Ngọc Hoàng có oan?

Theo đại diện VKS, nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn là do Ngô Văn Sơn điều khiển xe trong hơi thở có nồng độ cồn, chở quá số người được phép, lùi xe ở khu vực cấm dừng, vi phạm Khoản 2 Điều 16, Khoản 8 Điều 8 và Điểm d Khoản 1 Điều 68 của Luật Giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, Lê Ngọc Hoàng không tuân thủ quy định về tốc độ chạy xe trên đường, cụ thể là không giảm tốc độ xuống 60 km/giờ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm “Đi chậm” mà vẫn di chuyển với tốc độ 62 km/giờ, vi phạm Điều 12 Luật Giao thông đường bộ.

Ngoài ra, Hoàng không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2015 của Bộ GTVT. Bởi theo sự giải thích của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khi Sơn điều khiển xe lùi và có bật đèn cảnh báo nguy hiểm thì thuộc trường hợp giao thông không bình thường.

Khi gặp trường hợp này, Hoàng phải khẩn trương giảm tốc độ tới mức an toàn, có thể giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu và nếu nguy hiểm không thể đi được thì phải dừng lại.

Ngoài ra, theo VKSND thị xã Phổ Yên, một số nội dung yêu cầu điều tra lại tại quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao không thể thực hiện được và khẳng định những nội dung này không làm ảnh hưởng tới việc xác định trách nhiệm hình sự đối với Lê Ngọc Hoàng.

Như: Xác định tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh của xe đầu kéo và rơ-moóc; với tốc độ và trọng lượng xe như trong vụ án thì khi nhấn phanh chết xe còn di chuyển bao nhiêu mét mới dừng hẳn...

Trong quá trình điều tra, bị cáo Hoàng cho rằng điều khiển xe đầu kéo khi tới nút giao Yên Bình là đi đúng tốc độ cho phép, việc Ngô Văn Sơn lùi xe không bật đèn cảnh báo làm Hoàng không kịp xử lý là sự kiện bất ngờ. Những lập luận này là không có cơ sở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...