Vào mỗi mùng 5 và 6 Tết hàng năm, thanh niên trong làng Thúy Lĩnh lại trổ tài với lễ hội vật cầu cổ truyền tại đình làng. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, là cách gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của người dân đồng bằng sông Hồng.
Theo các cao niên trong làng, cội nguồn của lễ hội vật cầu có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi đó người con trai thứ 4 của vua là Thái tử Linh Lang thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.
Cầu được làm bằng gỗ mít có trọng lượng tương ứng với lứa tuổi tham gia thi đấu, mỗi lần mang được cầu về hố sẽ được nhận một giải con, ba lần liên tiếp sẽ được nhận giải cái. Vài năm trở lại đây, những quả cầu bằng gỗ được thay bằng cao su nhằm giảm thương tích không đáng có khi thi đấu, mỗi quả cầu nặng 25kg, 17kg và 12kg.
|
Tham gia vật cầu gồm nhiều lứa tuổi, mỗi trận thi đấu gồm bốn đội, mỗi đội hai người được thắt đai cùng màu với cờ canh bốn hố ở bốn góc sân. |
|
Khi thi đấu, các đội tranh đấu mang quả cầu về hố của mình. |
|
Năm nay quả cầu được làm bằng gỗ mít, nặng 17 kg. Tám đấu sĩ của 4 đội, họ là những nam thanh niên trai tráng đẹp nhất, vai u thịt bắp, khỏe mạnh, ưu tú nhất của làng Thúy Lĩnh cùng nhau tranh tài. |
|
Khi thi đấu họ mặc quần trắng, mình trần, đeo thắt lưng 4 màu: xanh; đỏ; tím; vàng tượng trưng cho tám ông mãnh hổ tranh cướp quả bóng, quả cầu. |
|
Các đấu sĩ có nhiệm vụ phải tranh nhau quả cầu làm bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng nặng tới 25kg và đưa về hố (khung thành của đội mình). |
|
Những pha tranh cướp nảy lửa của các đấu sĩ. |
|
Những giây phút làm khán giả lo lắng. |
|
Những pha tranh chấp quyết liệt trước hố của mỗi đội. |
|
Rất đông người dân và du khách thập phương đã đến để tham gia lễ hội. |