Miễn thuế nông nghiệp để kích thích sản xuất

Miễn thuế nông nghiệp để kích thích sản xuất
Miễn thuế nông nghiệp để kích thích sản xuất ảnh 1
Một số đại biểu Quốc hội đề xuất miễn, giảm thuế nông nghiệp trong 10 năm (2011 - 2020)

Nhiều ý kiến nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật, theo đó chỉ tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề thật sự cấp bách nhằm tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện bầu cử chung đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân trong cùng một ngày; không đặt vấn đề sửa đổi cơ bản Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân. Về bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân tại các địa phương thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường nhiều ý kiến tán thành với Tờ trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chính phủ đang tiến hành tổng kết việc thực hiện thí điểm và sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, trình Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII.

Một số đại biểu khác đề nghị Dự án Luật không quy định những vấn đề đặc thù đối với việc bầu cử tại các địa phương đang tiến hành thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường; vấn đề này sẽ có Nghị quyết riêng của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện. Các đại biểu này cũng nhất trí việc Ban soạn thảo Luật bổ sung nhiệm vụ cho các tổ bầu cử giải quyết khiếu nại lần đầu của cử tri trong khu vực bỏ phiếu. Việc bổ sung nhiệm vụ này là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế cũng như Luật khiếu nại tố cáo hiện hành.

Nhiều đại biểu cho rằng, quy định như Luật hiện hành các khiếu nại, tố cáo của cử tri đều đổ dồn lên Ban bầu cử giải quyết sẽ dẫn đến tình trạng qúa tải cho Ban bầu cử, thời gian sẽ không thể đảm bao theo Luật định. Do vậy, việc giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại lần đầu cho tổ bầu cử là hợp lý và đúng Luật.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị tại địa điểm bỏ phiếu cần quy định rõ tiêu chuẩn để cử tri có cơ sở lựa chọn bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân; vấn đề vận động tranh cử cũng cần có những quy định cụ thể để đúng luật đối với đại biểu và thuận lợi để cử tri lựa chọn. Bà Trần Thị Quốc Khánh cũng đề nghị cần có quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn Hà Nội.

Cũng trong buổi chiều nay, các đại biểu thảo luận cho ý kiến vào Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Các ý kiến thảo luận tán thành việc cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm thể chế hóa chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tạo động lực tích lũy vốn, tăng đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông thôn.

Các ý kiến thống nhất cho rằng để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích đầu tư, giảm nhẹ khó khăn, nâng cao đời sống nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền... thì việc đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết này là cần thiết.

Thảo luận về Điểm b, điểm c khoản 3 Điều 1 quy định miễn thuế đối với: “Hộ gia đình, cá nhân là xã viên Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp, Hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp”; “Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp, Nông trường, Lâm trường để sản xuất nông nghiệp”, đại biểu Trương Thị Xê (Đắk Lắk) tán thành với lập luận của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng về chính sách, chỉ miễn cho hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã, nông trường viên, lâm trường viên, nên đề nghị bỏ quy định về miễn thuế cho đối tượng nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của “doanh nghiệp” tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 1 của Dự thảo Nghị quyết.

Nhiều đại biểu đề nghị miễn toàn bộ (100%) số thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp đối với mọi đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích vì cho rằng việc miễn toàn bộ số thuế phải nộp sẽ tạo tâm lý đồng thuận trong nhân dân, góp phần khuyến khích nông dân yên tâm sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện chính sách “tam nông.”

Về thời hạn miễn, giảm thuế, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đề nghị miễn, giảm thuế trong 5 năm (2011 - 2015) sau đó tổng kết để sửa đổi toàn diện Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất miễn, giảm thuế nông nghiệp trong 10 năm (2011 - 2020). Các ý kiến cho rằng việc Quốc hội cho miễn, giảm thuế trong 10 năm có ý nghĩa chính trị to lớn động viên nông dân yên tâm sản xuất và thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, chu kỳ sản xuất nông nghiệp đặc biệt đối với cây lâu năm.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.