Việc trẻ mè nheo, đòi ăn quà vặt mỗi khi cha mẹ đến đón con ở cổng trường, khi đi chơi, đi mua sắm cùng người thân hoặc ngay khi ở nhà là chuyện không còn xa lạ trong các gia đình có con nhỏ.
Nếu cha mẹ không có biện pháp trị thói mè nheo đòi ăn quà vặt của trẻ, lâu dần sẽ thành thông lệ và khó khắc phục dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Ăn quà vặt ở cổng trường – thói quen khó bỏ của nhiều trẻ
Anh Tuấn (ở Đồng Ngạc – Bắc Từ Liêm – Hà Nội) kế lại, bé gái nhà anh đã học lớp 2, nhưng vì được ông bà chiều chuộng nên có thói quen đòi ăn quà vặt mỗi ngày.
“Không phải vì tiếc tiền không mua quà bánh cho con ăn, mà cũng bởi những đồ ăn vặt bán ở cổng trường không hiểu có đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Hàng ngày đến đón con, bé cứ kéo bố ra phía mấy hàng quà bánh, không mua cho con thì nó lại nỉ non, khóc lóc và thậm chí là dỗi không chịu ăn cơm tối nữa. Tôi cũng đau đầu tìm biện pháp trị con mà khó quá”.
Theo lời anh Tuấn, vợ chồng anh cũng tìm cách khuyên nhủ, thậm chí là dọa nạt và răn đe con nhưng không hiệu quả. Nhà lại có ông bà nên đánh mắng con là ông bà lại bênh.
Tương tự nhà chị Liên (ở Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) cũng tương tự. Theo lời chị Liên thì nhà có 2 cậu con trai sinh đôi nhưng tiền quà bánh ăn vặt cho 2 cu cậu mỗi ngày còn tốn hơn tiền sách vở.
Lúc đầu do chưa để ý về những tác hại khi cho trẻ ăn quà vặt nên vợ chồng chị cứ vô tư mua cho con, tất nhiên là không phải thứ gì con đòi cũng mua, nhưng cũng khá tốn kém.
Tuy nhiên, từ khi tìm hiểu được thông tin về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng “trên trời” từ những món quà vặt ở cổng trường trẻ tiêu thụ hàng này khó kiểm soát, thì vợ chồng chị luôn tìm cách né tránh, phân tích cho con hiểu về những bất lợi từ những món ăn này.
Giúp mẹ xử lý khi con đòi ăn quà vặt ở cổng trường
Dù biết rằng thói quen ăn quà vặt là không tốt cho sức khỏe của trẻ, bởi không biết được sản phẩm trẻ ăn vào có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay không. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chấp nhận cho con ăn để đáp ứng đòi hỏi của trẻ, hoặc nhiều cha mẹ vì nhượng bộ, không muốn con mè nheo hay khóc lóc ở cổng trường.
Hãy tham khảo một số cách của các cha mẹ thông thái, xem họ xử lý thế nào khi con đòi ăn quà vặt nhé!
Bố mẹ tỏ thái độ phớt lờ đòi hỏi của trẻ
Khi con đòi ăn quà vặt, đòi hỏi mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ phản ứng gay gắt, khóc lóc, dãy dụa. Đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho những giọt “nước mắt cá sấu” hay những tiếng la hét đau đầu mọi phản ứng dù là đang nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Bố, mẹ hãy thử tỏ thái độ phớt lờ, không thấy bố, mẹ hồi đáp, các con sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi.
Thương lượng với con
Thi thoảng bố, mẹ nhẹ nhàng hỏi con xem món quà con ăn vặt cụ thể là gì. Chỉ khi đòi hỏi của con chính đáng thì mới đưa con đi mua, đồng thời thương lượng với con là chỉ mua lần này thôi, vì đồ ăn mặt không đảm bảo vệ sinh, dễ gây đau bụng.
Phân tích để con hiểu việc ăn quà vặt không có lợi
Thấy con mè nheo vì đòi mua thứ đồ ăn vặt khi tan học về, bản thân bạn cũng bực bội, hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy bảo con lúc con ăn vạ. Bố mẹ nên cho con một số tiền nhất định và phân tích một người lao động đã phải làm như thế nào mới có được số tiền đó và chia sẻ với con việc gì nên tiêu, việc gì không nên tiêu.
Nhắc con không nên ăn quà vặt ở cổng trưởng vì thức ăn ở đó thường không đảm bảo vệ sinh, minh họa cho con bằng hình ảnh và các bài báo, trên mạng... Chính trẻ con sẽ tự cảnh báo và lan truyền nhau những vấn đề nguy hiểm mà tận mắt chúng đã được xem và đọc, như vậy còn hiệu quả hơn là cấm đoán.
Cha mẹ hãy tìm biện pháp hợp lý để giúp trẻ bỏ thói quen ăn quà vặt.
Nhờ giáo viên của con giúp đỡ
Nếu không có cách nào trị thói mè nheo, đòi ăn quà vặt của con, tôi sẽ nhờ giáo viên của con giúp đỡ. Và tất nhiên không phải bằng việc khuyên nhủ con.
Mmặc dù không có trong bất kỳ môn học nào nhưng các thầy, cô đều tranh thủ lồng ghép hoặc dặn dò học sinh phải thật cẩn thận, tránh không nên ăn đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh.
Giải thích cho con hiểu giá trị của đồng tiền
Trẻ nhỏ chưa hiểu về giá trị của đồng tiền nên không biết chân trọng sức lao động của cha mẹ khi làm ra những đồng tiền ấy.
Bố mẹ hãy giải thích cho con, là bố mẹ đi làm chỉ có ít tiền để mua rất nhiều thứ, thức ăn, quần áo cho con, sắm đồ đạc trong nhà... bố mẹ đã mua cho con rất nhiều thứ rồi còn con muốn có tiền mua đồ ăn vặt con có thể tham gia vào một số công việc kiếm tiền của gia đình và mẹ sẽ gợi ý cho con điều đó. Bằng cách đó, mẹ vừa dạy cho con hiểu biết về tiền, giá trị của đồng tiền và biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả.