Mẹ đánh bay “đàm” trong 1 nốt nhạc

Khi thời tiết giao mùa, sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh hô hấp, trong đó có ho đàm. Vì thế, đây chính là thời điểm nhiều chị em phụ nữ phải mất ăn mất ngủ và luôn bị ám ảnh bởi những cơn ho đàm liên tục của chồng con.

Mẹ đánh bay “đàm” trong 1 nốt nhạc

Khi cả nhà bị ho đàm tấn công

Bố vốn hài hước thích trêu ghẹo cả nhà giờ lại không ngừng ho khục khặc. Tiếng bi bô cười nói của con giờ được thay bằng tiếng thở khò khè nặng nhọc…. Khi cơn “ác mộng” ho đàm ập tới, bỗng chốc không khí vui vẻ trước đây của gia đình biến mất. Đặc biệt, với con trẻ, hệ hô hấp chưa thực sự hoàn thiện và dễ bị tổn thương, đây chính là đối tượng thường xuyên mắc phải ho đàm. Chỉ cần một lần mẹ quên quàng khăn, mặc ấm cho trẻ khi ra đường vào sáng sớm hay tối lạnh cũng đủ làm bé bị ho có đàm vào những ngày sau. Bên cạnh đó, người thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa khô lạnh hay phải di chuyển nhiều ngoài môi trường nắng nóng và khói bụi cũng dễ bị vi khuẩn tấn công đường hô hấp dẫn đến ho đàm.

Vì vậy, vào thời điểm giao mùa, rất nhiều chị em rơi vào tình cảnh cả chồng và con, thậm chí là bản thân cũng bị ho đàm. Nhiều chị em phụ nữ đã tìm đến các chuyên gia để xin lời khuyên về việc chữa trị ho đàm.

1

Bí quyết trị ho đàm từ chuyên gia

Theo các chuyên gia, khi đứng trước các cơn ho, điều đầu tiên là cần phân biệt rõ loại ho mà các thành viên gia đình gặp phải là ho đàm hay ho khan để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ho khan là phản xạ ho đơn thuần không kèm theo đàm hoặc chỉ có một chút chất nhầy không đáng kể. Còn ho đàm là khi ho, người bệnh khạc ra chất nhầy dưới dạng loãng hoặc đặc. Chất nhầy này được tạo thành liên tục trong các lớp niêm mạc đường hô hấp, khiến cho đàm vừa ho ra hết lại tiếp tục kết lại, gây cản trở đường hô hấp, buộc người bệnh phải ho thường xuyên.

Chính vì thế, khi bị ho đàm, quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn nếu có và làm sạch đàm. Nếu hết đàm thì gia đình sẽ hết ho.

Mẹ đảm có thể trở thành thầy thuốc gia đình, “bào chế” các bài thuốc tại gia như tắc (quất) ngâm mật ong, xông họng với nước ấm và tinh dầu bạc hà... làm loãng đàm. Tuy nhiên, nếu cả nhà bị ho nặng và kéo dài thì những phương pháp loãng đàm trên sẽ không có tác dụng nhanh như mong muốn. Theo sự tư vấn của các bác sĩ, một phương pháp có thể giúp loãng đàm nhanh hơn đó là thuốc loãng đàm với thành phần Bromhexine.

Bromhexine giúp làm giảm độ đặc quánh của đàm và tăng hoạt động các lông chuyển đường hô hấp, từ đó giúp cho việc đào thải đàm bằng ho hay khạc được dễ dàng hơn. Với Bromhexine, chị em phụ nữ đã có thể yên tâm bảo vệ cả gia đình trước những cơn ho đàm quái ác, giúp cả nhà luôn rộn ràng tiếng cười nói và tiếp tục những bản hòa ca bất tận.

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ