“Mẹ” của 10 em bé bị buôn bán tiết lộ những chuyện chưa từng kể

Không chỉ 10 bé bị buôn bán tại Trung Quốc mà cả trung tâm, các cháu nhỏ đều gọi chị Đỗ Thị Hải Yến là mẹ.

“Mẹ” của 10 em bé bị buôn bán tiết lộ những chuyện chưa từng kể

Những ngày qua có lẽ là khoảng thời gian bận rộn nhất của chị Đỗ Thị Hải Yến – Trưởng phòng giáo dục dạy nghề - Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh. Công tác hơn 20 năm tại trung tâm, kinh qua nhiều cương vị khác nhau, nhưng đột nhiên nhận được quá nhiều sự quan tâm của các cơ quan thông tin, báo chí và các hảo tâm cũng khiến chị và cán bộ Trung tâm hoang mang, bối rối.

Chị Yến nhớ lại, năm 2013, chị trực tiếp cùng đoàn công tác của Bộ Công An đón 10 bé trai về Việt Nam chăm sóc. Thời điểm đó, có cháu bé mới vài tháng tuổi, bé nhỏ và sức khỏe không tốt.

"Ngay khi về Việt Nam, trung tâm đưa 10 cháu vào bệnh viện tỉnh để kiểm tra và điều trị tổng quát thì phát hiện 5 cháu bị suy dinh dưỡng, đa phần đường hô hấp bị ảnh hưởng do lạnh, có cháu mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da. Rất may, đều không phải bệnh nặng nên chỉ mất vài ngày là có thể đưa về chăm sóc. Thời điểm tiếp nhận,thời tiết đang nắng nóng, để bảo đảm sức khỏe cho các "con", chúng tôi lắp điều hòa phòng tập thể. Ngoài phòng này, chỉ có phòng dành cho trẻ tàn tật là có ưu đãi đó" - chị Yến cho hay.

Nhờ có sự chăm sóc của các mẹ và các anh chị khác cũng được nuôi dưỡng tại trung tâm, nên chỉ trong một thời gian ngắn, 10 bé trai hồi phục hoàn toàn và thậm chí như cháu Cộng, đến giờ, còn mập mạp hơn bạn bè cùng trang lứa.

Hiện nay, các bé đang học ở Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hồng Hà, TP Hạ Long) nằm gần Trung tâm, được các cô bảo mẫu của Trung tâm đưa đi, đón về ngày 2 lần như các trẻ cùng trang lứa. Đánh giá về những học trò nhỏ, lãnh đạo trường cho biết: "Các cháu đều đạt chuẩn về sức khỏe, thông minh, tiếp thu tốt và rất ngoan ngoãn".

Về vấn đề tìm cha mẹ cho các cháu, bà Yến thông tin, những năm qua, Cục cảnh Sát hình sự đã phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan báo chí, cùng các cơ quan chức năng thông báo tìm người thân cho các cháu.

Công văn số 10/C45 -P6 ngày 28/1/2015 của Cục Cảnh sát hình sự ghi rõ: Cục cảnh Sát hình sự đã phối hợp các cơ quan báo chí thông báo tìm người thân cho các cháu, nhưng đến nay mới có cháu "Công 1" tức Nguyễn Văn Cộng được chị Trần Thị Bình (là bị can của vụ án) được Tòa án Trung Quốc trả tự do trở về xin nhận lại con. Cháu "Công 10", tức Đoàn Đức Mạnh được xác định là con của bị cáo Trần Thiên Trúc Thảo Trâm, hiện đang thụ án tại Trung Quốc.

Trước khi chia tay phóng viên, chị Yến thổ lộ, mỗi ngày, chị và các đồng nghiệp nơi đây thấy các "con" lớn lên giống như những đứa trẻ cùng độ tuổi, kháu khỉnh, luôn nở nụ cười trên môi, đôi mắt mở to vô tư, hồn nhiên và luôn miệng gọi các mẹ là niềm hạnh phúc không gì sánh được.

Theo doisongphapluat

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.