Nghiên cứu đã phân tích 29 phụ nữ khỏe mạnh đang mang thai 34-38 tuần tuổi.
Nhịp tim của thai được theo dõi liên tục suốt đêm. Tư thế ngủ của các tình nguyện viên sẽ được theo dõi và ghi lại qua camera. Kết quả cho thấy tư thế ngủ ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi nhịp tim của thai nhi. Khi thai phụ nằm ngủ ngửa, thai sẽ ít hoạt động hơn so với khi thai phụ nằm nghiêng.
Nếu thai phụ thay đổi tư thế ngủ, từ nằng nghiêng sang nằm ngửa, thai cũng trở nên “trầm” hơn.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy ngủ ngửa trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ gây ra tình trạng ứ trệ các mạch máu ở tử cung, dẫn đến giảm cung cấp oxy cho thai nhi.
Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Peter Stone, ĐH Auckland, cho biết: “Chúng tôi có đủ bằng chứng để khuyến nghị các thai phụ nên nằm nghiêng khi ở 3 tháng cuối thai kỳ”.
GS. Stone cho biết thêm: “Trong trường hợp thai không khỏe, chẳng hạn như tăng trưởng kém, thai có thể sẽ không chịu đựng đượ tư thế nằm ngửa của mẹ.
Nghiên cứu trước đó cho thấy thai phụ nằm ngửa đối mặc với nguy cơ thai lưu gia tăng. Điều này là do trọng lượng của thai gây áp lực lên các mạch máu nuôi thai, làm giảm khả năng cung cấp ôxy cho thai nhi.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Physiology.
Không nên ăn nhau thai!
Một chuyên gia hàng đầu khẳng định: “Ăn nhau thai là ăn thịt đồng loại”.
Theo BS Alex Farr, ĐH Y Vienna, mặc dù từng được ca ngợi là “siêu thực phẩm” với khả năng tăng tiết sữa, ngăn ngừa trầm cảm và phục hồi sau sinh, BS Farr cho rằng các dinh dưỡng trong bánh nhau hông có lợi ích sức khỏe bất kỳ nào.
Nhau thai cũng chứa các kim loại nặng. Khi ăn phải, các kim loại này có thể gây đau đầu, động kinh hay thậm chí tử vong.
Gần đây, TT Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bện khuyên không nên ăn nhau thai sau khi một trẻ sơ sinh bị nhiễm dọc máu từ người mẹ, khi cô này uống những viên thuốc nhiễm khuẩn.