Máy bay chiến đấu của Trung Quốc có mã số là Y-8GX7 theo tên tiếng Trung là Gaoxin-7 tương tự với EC-130J của Không quân Mỹ, có nhiệm vụi "tiến hành các hoạt động hỗ trợ thông tin quân sự và dân sự các vấn đề phát sóng FM đài phát thanh, truyền hình và thông tin liên lạc quân sự".
Trong điều kiện thời chiến, máy bay sẽ tiến hành các hoạt động truyền phát thông tin bằng kênh truyền hình và radio, đồng thời truyền tải thông tin sai lệch trên các sóng vô tuyến quân sự của đối phương.
Những hoạt động tấn công tâm lý chiến này sẽ gây hoảng loạn trong hàng ngũ đối phương, buộc đối phương phải tháo chạy hay đầu hàng.
Chiếc Y-8GX7 được cho là “nhái” chiếc EC-130 của không quân Mỹ. EC-130 đảm nhận khâu tuyên truyền trong hầu hết các cuộc tham chiến của Mỹ, kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
Máy bay Y-8GX7 có chiều dài 34 m, sải cánh 38 m, cao 11,2 m. Máy bay có tốc độ bay cực đại 660 km/h, tầm xa đến 5,6 nghìn km. Tải trọng cất cánh cực đại 61000 kg, tải trọng hữu ích khoảng 20000 kg.
Máy bay được tiến hành thử nghiệm ở Trung Quốc năm 2013. Thiết kế chế tạo máy bay từ khung sườn máy bay vận tải Shaanxi Y-8, phiên bản copy của máy bay vận tải АN-12. Ba năm sau ngày tiến hành thử nghiệm đầu tiên, hầu như không có thông tin công khai nào về hoạt động của Y-8GX7.
Cho đến ngày 8/6/016, hình ảnh của Y-8GX7 được tái xuất, thông qua mạng xã hội, đặc biệt là Twitter. Người dùng Internet đã chụp được hình ảnh Y-8GX7 đang đỗ tại một sân bay ở Trung Quốc.
Theo trang mạng Thedailybeast, có những báo cáo cho biết có ít nhất ba chiếc trong hạm đội Y-8GX7 thuộc Trung đoàn phòng chống chiến tranh điện tử số 30 của không quân PLA. Đơn vị này đóng gần Thượng Hải, cách Đài Bắc chỉ 400 dặm.
Theo Daily Beast, trong 10 năm qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đưa chiến tranh tâm lý vào kế hoạch quân sự của họ. Năm 2011, PLA lập trụ sở cho lực lượng này tại tỉnh Phúc Kiến.
Đây không là sự lựa chọn tình cờ, bởi vì Phúc Kiến đối diện Đài Loan. Bắc Kinh xem Đài Loan là một lãnh thổ, không cho độc lập và dọa sẽ xâm chiếm nếu chính quyền Đài Bắc đòi ly khai khỏi Trung Quốc.
Việc lập trụ sở điều hành tâm lý chiến ở Phúc Kiến giúp Trung Quốc phủ sóng radio vào Đài Loan. Từ năm 1958, PLA đã lập chương trình truyền thanh tuyên truyền “Tiếng nói vùng eo biển” nhắm vào thính giả Đài Loan. Chiếc Y-8GX7 giúp tăng cường nỗ lực tuyên truyền của Bắc Kinh trong cả thời bình lẫn thời chiến.
Giới quân sự Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ sử dụng Y-8GX7 để thực hiện các chuyến bay dọc theo biên giới với Đài Loan. Nếu đúng như vậy, hoạt động tuyên truyền và nhất là các máy bay Y-8GX7 có lẽ giữ một vai trò lớn trong cuộc chiến này.
Quân đội Trung Quốc có thể sẽ tìm cách đưa thông tin sai lạc và tuyên truyền khắp mạng lưới quân sự Đài Loan, gieo rắc sự hoang mang và xúi giục quân nhân Đài Loan đào ngũ hoặc đầu hàng.
Nhưng do đến thời điểm này, Trung Quốc dự kiến sẽ sát nhập Đài Loan bằng phương pháp hòa bình. Nên xu hương cao hơn là sẽ sử dụng trong các khu vực có tranh chấp trên biển Đông và Biển Hoa Đông.
Xét theo những thiết kế bên ngoài và tình hình phát triển kỹ chiến thuật hiện nay. Chiếc máy bay này có thể là máy bay tác chiến điện tử kiêm chiến tranh tâm lý đối với các lực lượng có vũ khí trang bị, công nghệ ít hiện đại hơn.
Ngày 17/6, trên trang andreistp.livejournal.com cũng đặt ra nghi vấn cho rằng, Trung Quốc dùng máy bay chiến đấu Y-8GX7 để tiến hành các hoạt động tâm lý trên lãnh thổ của Liên bang Nga.
Trong vài năm gần đây, Bắc Kinh đã xây dựng sân bay trên một số các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Nhà phân tích Aaron Jensen, một cựu quân nhân không quân Mỹ nhận định: “Với khung máy bay cỡ trung bình, Y-8GX7 có thể hoạt động từ một trong số các hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng".
Hiện không rõ Trung Quốc sử dụng Y-8GX7 có hiệu quả hay không, nhưng theo kinh nghiệm của Mỹ đối với loại EC-130 được dùng trong chiến tranh tâm lý, đã dụ được rất nhiều lính Iraq ra đầu hàng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Nhưng khi triển khai ở Cuba, Mỹ chi 24 triệu USD và 6 năm cho một máy bay tuyên truyền bay vào Cuba. Nhưng người Cuba chỉ cần chặn tất cả các tín hiệu.