Mật ong có an toàn cho bệnh nhân tiểu đường?

GD&TĐ - Chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường là tất cả về thực phẩm bổ dưỡng với lượng đường được kiểm soát.

Mật ong là một trong những thành phần ngọt được ưa thích nhất mà bệnh nhân tiểu đường nghĩ đến. (Ảnh: ITN)
Mật ong là một trong những thành phần ngọt được ưa thích nhất mà bệnh nhân tiểu đường nghĩ đến. (Ảnh: ITN)

Đặc biệt, những người hảo ngọt sẽ cố gắng thêm một chút đường vào thức ăn của họ. Nếu không, họ sẽ tìm kiếm chất thay thế đường. Mật ong là một trong những thành phần ngọt được ưa thích nhất mà bệnh nhân tiểu đường nghĩ đến.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng dùng mật ong theo cách này hay cách khác, chẳng hạn thêm mật ong vào cháo yến mạch hoặc salad trái cây, nhưng liệu mật ong có an toàn cho bệnh nhân tiểu đường? Đó là băn khoăn của bệnh nhân tiểu đường và các thành viên gia đình của họ.

Tác dụng của mật ong

Để tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường, Priscilla Marian, chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện Cloudnine, Kalyani Nagar, Pune (Ấn Độ) chia sẻ: “Ong sản xuất mật bằng cách thu thập và sau đó tinh chế chất tiết ra từ thực vật có đường. Nồng độ cao của glucose và monosacarit fructose làm cho mật ong có vị ngọt. Nó có hương vị đặc biệt với vị ngọt tương tự như sucrose, và đó là lý do tại sao những người hảo ngọt lại yêu thích nó.

Từ lâu, chúng ta đã sử dụng mật ong để chữa lành vết thương và cả trong việc chăm sóc da. Mật ong có chất chống oxy hóa, axit phenolic và flavonoid. Nó hoàn toàn là đường không có chất béo, nhưng có một lượng nhỏ protein và chất xơ cùng với một lượng nhỏ chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất.

Mật ong càng sẫm màu thì càng tốt về hàm lượng chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ chúng ta bằng cách vô hiệu hóa các phản ứng oxy hóa phát triển trong các tế bào góp phần gây ra các tình trạng như lão hóa sớm, bệnh tiểu đường và bệnh tim”.

Mật ong thô và tươi rất giàu giá trị y học vì nó giàu chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN)
Mật ong thô và tươi rất giàu giá trị y học vì nó giàu chất chống oxy hóa. (Ảnh: ITN)

Mật ong thô và tươi rất giàu giá trị y học vì nó giàu chất chống oxy hóa. Chuyên gia giải thích rằng bất cứ khi nào mật ong tươi được đun nóng, chế biến hoặc nấu chín, chất dinh dưỡng đầu tiên sẽ bị mất đi và khiến sản phẩm trở nên kém giá trị. Vì vậy, bạn sẽ luôn đạt được lợi ích tuyệt đối khi sử dụng mật ong thô và tươi.

Mật ong và bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu nằm trong phạm vi phù hợp, bạn cũng có thể sử dụng mật ong như một bí quyết ăn uống lành mạnh để tiếp tục kiểm soát lượng đường. (Ảnh: ITN)
Khi lượng đường trong máu nằm trong phạm vi phù hợp, bạn cũng có thể sử dụng mật ong như một bí quyết ăn uống lành mạnh để tiếp tục kiểm soát lượng đường. (Ảnh: ITN)

Marian lưu ý rằng mật ong phải được sử dụng thận trọng nếu bạn bị tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu tăng cao là rất quan trọng để tránh các vấn đề sức khỏe khác. Mật ong có vị ngọt, nhưng vì nó có chất chống oxy hóa, chống viêm và chống vi khuẩn nên nó có thể được sử dụng một cách tiết chế ở những bệnh nhân tiểu đường có kiểm soát.

Khi lượng đường trong máu nằm trong phạm vi phù hợp, bạn cũng có thể sử dụng mật ong như một bí quyết ăn uống lành mạnh để tiếp tục kiểm soát lượng đường. Mật ong có thể làm tăng nồng độ adiponectin, một loại hormone làm giảm viêm và cải thiện việc điều chỉnh lượng đường trong máu ở một số bệnh nhân tiểu đường, người không mắc bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh tiền tiểu đường.

Người bị tiểu đường nên uống mật ong như thế nào?

Tình trạng bệnh tiểu đường ở mỗi người là khác nhau, vì vậy tốt nhất bạn không nên so sánh tình trạng của mình với người khác. Chuyên gia cho rằng mật ong chỉ có thể được tiêu thụ một cách tiết chế khi có hướng dẫn y tế phù hợp. Có thể uống nửa thìa cà phê mật ong vào những ngày hạ đường huyết với trà chanh hoặc nước chanh chỉ để đổi khẩu vị và ổn định đường cho bệnh nhân tiểu đường.

Mật ong không thể là thực phẩm dễ dàng tiêu thụ hàng ngày và sử dụng liên tục trong thời gian dài, vì nó có thể đẩy nhanh tác dụng của bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, mật ong không thể thay thế đường cho bệnh nhân tiểu đường. Nhờ những lợi ích sức khỏe vượt trội, mật ong chỉ có thể là một sự lựa chọn tốt hơn đối với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Theo healthshots.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.