Những mẹo vặt như lấy dằm khỏi tay mà không sợ bị đau hay chảy máu; hoặc kiểm tra xem ống dẫn gas có bị rò rỉ hay không… là những “bí kíp vàng” bạn cần “nằm lòng” ngay.
Trong những tình huống nguy cấp hoặc cuộc sống thường ngày, hãy “nằm lòng” những mẹo vặt cực hay của người xưa dưới đây để “thoát nạn” dễ dàng nhé:
1. Kiểm tra gas bị rò rỉ
Phương pháp kiểm tra ống dẫn gas có bị rò rỉ hay không cực kì hiệu quả của người xưa.
Theo các chuyên gia cháy nổ, dây dẫn nối giữa bình gas với bếp là một trong những nguyên nhân dễ gây ra nổ gas nhất.
Do dây dẫn làm bằng chất liệu cao su, nó có thể bị rò rỉ khi bị gập xoắn, chuột cắn…
Vậy làm cách nào để kiểm tra dây dẫn có bị rò rỉ hay không 1 cách thủ công mà vẫn mang lại cảm giác yên tâm khi vào bếp cho các bà nội trợ?
Bạn hãy áp dụng phương pháp của người xưa nhưng cực kỳ hiệu quả như sau: Bôi một lớp xà phòng đặc quanh ống dẫn gas. Nếu khí gas bị rò rỉ sẽ tạo bọt tại chỗ bị thủng.
Phương pháp này có thể phát hiện ra những chỗ rò rỉ nhỏ nhất.
Ngoài ra, còn nhiều mẹo vặt khác, bạn hãy tham khảo để “nạp” những kinh nghiệm quý báu cho bản thân:
2. Cách lọc nước bẩn thủ công
Cách lọc nước bẩn thủ công.
Các công đoạn lọc nước được tiến hành lần lượt như sau: Đầu tiên, rải một lớp đá to xuống đáy xô (D); tiếp theo, rải một lớp đá nhỏ (C); lớp thứ ba bạn cần rải là một lớp cát hạt to (B);
Cuối cùng, bạn rải một lớp cát mịn lên trên cùng (A). Sau đó, từ từ cho nước cần lọc vào xô hình phễu. Chờ vài phút, bạn sẽ có nước sạch để uống.
Cách lọc thủ công này bạn có thể áp dụng khi chẳng may đi lạc hoặc gặp trường hợp không may nào đó mà bản thân đang rất khát.
Ngoài ra, có một cách lọc nước khác công phu hơn. Bạn có thể tham khảo như trong hình:
Cách lọc nước công phu hơn.
3. Làm thế nào để xác định phương hướng khi bị lạc?
Điều kiện: Bạn đang có chiếc đồng hồ, khi đó, bạn có thể xách định phương hướng dễ dàng nhưng cực chính xác.
Bằng cách: Lấy chiếc đồng hồ của bạn ra, hướng kim chỉ giờ về phía Mặt Trời (lưu ý là bất cứ giờ nào nhé).
Tiếp theo, lấy một cái que nhỏ đặt giữa kim chỉ giờ và số 12 (như hình đứt đoạn trong hình).
Đầu bên trái của cái que chính là hướng Nam (chữ S – South). Đầu còn lại là hướng Bắc (chữ N – North).
4. Cách luộc một quả trứng bị nứt vỏ mà vẫn nguyên vẹn
Đơn giản lắm.
Bạn chỉ cần thêm một chút giấm vào nước luộc trứng. Giấm sẽ giúp cho quả trứng không bị tách vỏ ra trong nước sôi ùng ục.
5. Mẹo làm sạch giày da nhanh-gọn-nhẹ
Thay vì phải mất tiền mua xi đánh giày, bạn có thể áp dụng phương pháp thủ công này vừa giúp giày sạch sẽ, bóng loáng lại không tốn quá nhiều thời gian và tiền của.
Hãy tạo hỗn hợp gồm soda và 2 thìa sữa nóng. Dùng vải mềm thấm dung dịch và chà nhẹ nhàng lên giày. Trong 3 phút, giày của bạn sẽ bóng loáng, hết sạch vết bẩn.
6. Cách cầm bình nước nặng đúng cách
Chỉ cần nhìn vào hình, bạn có thể biết mình cầm bình thế nào là đúng phải không?
Chúng ta thường cầm bình nước nặng theo hình mô phỏng bên trái, mà không biết rằng cầm theo hình mô phỏng bên phải sẽ giúp ta giảm bớt được sức nặng của bình nước.
7. Cách quẹt diêm khi có gió lớn
Bạn thường thấy diêm của mình vừa quẹt lên đã tắt ngúm trước gió to. Vậy, hãy bỏ khoảng 5 giây để tạo các vết cắt trước đầu que diêm như hình vẽ.
Sau đó, hãy quẹt diêm. Những vết cắt này sẽ cháy lớn ngay sau khi đầu diêm bắt lửa. Ngọn lửa sẽ đủ duy trì để bạn đủ thời gian thắp đèn trong điều kiện gió to.
8. Cách làm cho nút chai vừa với chai
Nếu chẳng may nút chai (bằng gỗ) quá khổ so với cái chai hoặc lọ mà bạn cần giữ kín, trong khi bạn không có dao trong tay để vót nút cho nhỏ bớt, hãy để nút chai dưới đất là lấy chân di qua di lại.
Chiếc nút chai sẽ thon gọn lại dần.
9. Cách lấy dằm trong tay nhanh như chớp
Đây là cách không đau đớn, không chảy máu mà vẫn lấy được dằm hoặc gai trong tay, chân…
Bạn chỉ cần đổ gần đầy nước nóng vào 1 cái lọ thủy tinh nhỏ, sau đó, ấn mạnh vùng tay bị dằm hoặc gai đâm vào miệng lọ.
Hơi nước nóng sẽ giúp bạn lấy cái dằm hoặc gai ra nhanh chóng.
10. Mẹo lấy đinh đóng chặt mà không tốn sức
Như trong hình, chỉ cần kê một miếng gỗ nhỏ (hình B) làm bệ đỡ để chiếc kìm lấy cái đinh ra dễ dàng.
11. Cách “biến hóa” hoa héo thành hoa tươi trong “nháy mắt”
Đây là mẹo khá ngược đời để biến hoa héo thành hoa tươi mà bạn không ngờ tới: Hãy lấy một ít nước nóng, cắm cuống hoa vào đó cho đến khi nước nguội hẳn.
Sau đó, lấy kéo cắt phần cuống hoa đã ngâm vào nước nóng trước đó và cắm hoa vào bình nước lạnh như bình thường. Hoa của bạn sẽ tươi lên nhanh chóng. Không tin, cứ thử đi!
12. Mẹo cắt lát bánh mì theo lát mỏng
Hãy để một bình nước thật nóng ngay bên cạnh, sau đó, nhúng dao vào nước nóng một lúc rồi lấy ra cắt bánh mì theo từng lát mỏng, dày tùy theo nhu cầu của bạn.
13. Cách loại bỏ mực khỏi khăn tay
Nếu chẳng may chiếc khăn tay trắng, sạch của bạn bị mực dây, hãy nhúng chiếc khăn tay đó vào bát sữa ngay lập tức.
Sau vài lần, sữa sẽ trả lại màu trắng cho chiếc khăn của bạn.
14. Cách lấy hai chiếc cốc thủy tinh bị dính chặt vào nhau
Nếu cứ cố lấy 2 chiếc thủy tinh chồng vào nhau dính chặt, bạn sẽ phải chấp nhận việc chúng bị vỡ hoặc tay bị tổn thương.
Cách đơn giản nhất là đổ đầy nước lạnh lên cái cốc ở trên, cùng lúc đó, ngâm đáy cốc ở dưới vào nước nóng. Dần dần hai chiếc cốc sẽ được tháo ra dễ dàng.
15. Cách nhận biết tôm tươi hay đã để lâu
Bạn đi chợ và muốn mua những con tôm to nhưng phải đảm bảo là nó còn tươi nguyên, hãy sử dụng mẹo sau đây để kiểm tra tôm còn tươi không nhé:
Lật ngửa con tôm to ra, rồi, 1 tay giữ đầu tôm, tay kia duỗi đuôi tôm sao cho cả con tôm thẳng hàng. Sau đó, thả hai tay ra, nếu đuôi tôm trở lại rất nhanh thì nó còn tươi. Ngược lại, nếu đuôi tôm giật lại từ từ thì bạn không nên mua vì nó đã để lâu rồi.
Thấy hay, hãy share để nhiều người thân cũng thông thái như bạn nhé!